Nâng Cao Nhận Thức Về Cây Trồng Biến Đổi Gen
“Cây trồng công nghệ sinh học - Những vấn đề cần quan tâm” là chủ đề tọa đàm đã diễn ra ngày 29/4 tại tỉnh Thái Nguyên.
“Cây trồng công nghệ sinh học - Những vấn đề cần quan tâm” là chủ đề tọa đàm đã diễn ra ngày 29/4 tại tỉnh Thái Nguyên. Chương trình do Ban Hợp tác Quốc tế - Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Dịch vụ thông tin Khoa học công nghệ (AG Biotech) và Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp tổ chức.
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp cho biết, các nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ về cây trồng biến đổi gen đã mang lại nhiều lợi ích to lớn. Theo đó, năng suất cây trồng tăng; thu nhập của nông dân được cải thiện; đảm bảo đa dạng sinh học, thích ứng với điều kiện diện tích đất canh tác hạn hẹp, biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng…
Báo cáo đề dẫn tọa đàm thông tin, tại Việt Nam, từ năm 2006, Chính phủ đã có chương trình và kế hoạch đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, mục tiêu đến năm 2011 – 2015 đưa một số giống cây trồng biến đổi gen như: bông, ngô, đậu tương vào sản xuất.
Tại tỉnh Thái Nguyên, công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong nhiều hoạt động, lĩnh vực như: nghiên cứu, chọn tạo các giống chè năng suất, chất lượng và có khả năng chịu hạn tốt bằng công nghệ chỉ thị phân tử; quy trình công nghệ nhân giống nấm cấp I, II, III và công nghệ nuôi trồng nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ… Mặc dù, công nghệ sinh học được đầu tư còn khiêm tốn nhưng đóng góp thiết thực, hiệu quả vào việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất ở nhiều lĩnh vực.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đều khẳng định ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học vào cuộc sống là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần quản lý chặt chẽ vấn đề về an toàn sinh học của cây trồng biến đổi gen; tăng cường công tác tuyên truyền công nghệ sinh học. Các quy định kiểm soát cây biến đổi gen từ khi thử nghiệm đến khi trồng đại trà.
Có thể bạn quan tâm
Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Hội Thú y Việt Nam long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam.
Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường xuất phát từ nhiều cơ sở chế biến cá cơm ở một vài địa bàn ven biển phát triển nghề cá của tỉnh (TP. Phan Thiết, TX. La Gi, huyện Tuy Phong) ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của những người dân quanh vùng.
Trong số 256 doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều, có đến 119 cơ sở, doanh nghiệp - tương đương 45%, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (bị xếp loại C). Điều này đặt ngành điều nước ta trước những thách thức trong thời gian tới.
Hiện nước ta chỉ có 2 cơ sở chiếu xạ ở miền Nam. Trong khi đó, theo yêu cầu của Mỹ, Úc, vải xuất sang những nước này buộc phải chiếu xạ để diệt côn trùng, nấm. Như vậy, nếu vận chuyển vải từ Bắc vào Nam chất lượng sẽ bị giảm sút và các doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu những chi phí lớn.
Tiếp sau sự kiện trái vải tươi được Mỹ và Australia mở cửa, mới đây, Nhật Bản cũng chính thức cấp phép cho các DN nước này nhập khẩu xoài tươi của Việt Nam.