Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh Nghiệm Nuôi Chim Trĩ

Kinh Nghiệm Nuôi Chim Trĩ
Ngày đăng: 30/04/2014

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại nuôi chim trĩ lớn nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của anh Phan Minh Châu (36 tuổi), ở tổ 2, thôn Sơn Hòa, xã Xuân Sơn (H. Châu Đức, T. Bà Rịa Vũng Tàu) bởi tận mắt thấy hàng trăm con chim trĩ đang sinh sống trong những dãy lồng.

Trao đổi với chúng tôi, anh Châu cho hay, vào ngày 15/7/2009, anh đã phải lặn lội đến H. Gò Công Đông (T. Tiền Giang) mua 15 con chim trĩ 1 kg/con (5 trống và 10 mái). Đến nay anh đã bán được 200 triệu đồng mà đàn chim trĩ vẫn còn hơn 150 con.

Chuồng nuôi chim trĩ được anh Châu chia thành nhiều ô khác nhau để tiện cho công tác quản lý và theo dõi bệnh tật cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng: rộng 3,5 m x dài 6 m x cao 2,5 - 2,8 m, được chia làm 7 ô, mỗi ô nuôi 1 con trống và 2 con mái.

Tường vây có thể xây hoặc dùng lưới B40, lưới mắt cáo. Trên mái lợp sử dụng các loại tấm lợp fibro xi măng hoặc vật liệu rẻ tiền sẵn có tại địa phương, miễn sao đảm bảo chim không thoát ra ngoài.

Chim trĩ là loài chim sinh sản nhanh nhưng không có khả năng ấp trứng, nếu nuôi nhiều phải mua máy ấp trứng. Mỗi năm chim trĩ đẻ khoảng 90 trứng, nhiệt độ ấp trứng là 37,5 độ, ngoài ra phải phun nước nhiều vào những ngày gần nở. Trứng chim trĩ ấp 25 ngày là nở.

Với chim non từ 1 - 3 ngày tuổi gần như không cho ăn mà chỉ cho uống colitera: nuôi, úm trong chuồng lưới mắt cáo hoặc rải trấu, hạn chế tiếp đất, nuôi ở nơi kín gió và đảm bảo tốt nhất về công tác vệ sinh và cách ly phòng ngừa bệnh dịch.

Chim non nuôi 8 tháng sau sẻ sinh sản. Thức ăn chủ yếu là bắp, lúa hoặc cám gà, ngoài ra phải bổ sung rau, giá và các loại côn trùng. Đặc biệt, phải tiêm vaccin phòng bệnh.

Ngoài ra chim thường mắc các bệnh hô hấp, tiêu chảy, đỏ mắt và gumboro, tất cả rất đơn giản, chỉ cần mua thuốc cho uống là khỏi. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại định kỳ 2 - 3 lần/tuần. Phun thuốc khử trùng định kỳ...”, anh Châu chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng! Khi Cán Bộ Đi Trước… Phá Rừng!

Đó là việc hàng trăm hộ dân của xã An Lạc thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang) đồng loạt tàn phá những cánh rừng ở sườn Tây của dãy Yên Tử, là khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó huyện Sơn Động có hơn 10.000 ha rừng thuộc diện bảo vệ nghiêm ngặt, 7.000 ha rừng đặc dụng cực kỳ quan trọng. Mà mục đích của việc phá rừng này là để… trồng keo.

11/11/2014
Quản Lý Thức Ăn Yếu Tố Quan Trọng Cho Vụ Nuôi Tôm Thành Công Quản Lý Thức Ăn Yếu Tố Quan Trọng Cho Vụ Nuôi Tôm Thành Công

Ngoài yếu tố tôm nuôi chết sớm do bệnh gan tuỵ cấp thì thức ăn là một nguyên nhân gây bất lợi cho tôm, dẫn đến vụ nuôi không thành công như mong đợi. Do đó, việc quản lý thức ăn phải được người nuôi đặt lên hàng đầu, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.

11/11/2014
Phát Triển Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Hướng Công Nghệ Cao Phát Triển Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Hướng Công Nghệ Cao

Song, các ngành chức năng vẫn không xác định được nguyên nhân tôm chết! Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp nuôi tôm tại Bạc Liêu đã xây dựng và đầu tư mô hình nuôi tôm trong nhà kính theo công nghệ của Tập đoàn C.P (Thái Lan).

11/11/2014
“Thắng Lớn” Khi Đưa Cá Vào Chợ “Thắng Lớn” Khi Đưa Cá Vào Chợ

Khi việc nuôi cá tra xuất khẩu không còn lãi như xưa, một số ngư dân trong tỉnh đã năng động đổi sang nuôi các mặt cá chợ, như: Cá điêu hồng, cá he, cá hú, cá chim… để bán ở thị trường nội địa. Sự chuyển hướng kịp thời đã giúp họ thành công.

11/11/2014
Sản Lượng Tôm Thu Hoạch Tăng 11,6% Sản Lượng Tôm Thu Hoạch Tăng 11,6%

Qua báo cáo của Sở Nông nghiệp - PTNT, sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch trong 10 tháng năm 2014 đạt 9.594 tấn, tăng 11,6% so với cùng kỳ. Trong đó cá các loại 4.742 tấn, tăng 7,3%; tôm các loại 4.542 tấn, tăng 16,7%; thủy sản khác 310 tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ.

11/11/2014