Nông Dân Nuôi Tôm Cười Còn Nuôi Cá Thì Treo Ao

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối tháng 11-2013, tình hình nuôi tôm nước lợ và nuôi cá tra thương phẩm trong cả nước có chiều hướng diễn biến ngược chiều nhau, trong khi ao nuôi cá tra thì treo do nông dân thua lỗ, trong khi nuôi tôm thì trúng mùa trúng giá.
Giá cá tra nguyên liệu tháng 11 ổn định, dao động từ 23.000 - 23.500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất 23.000-24.000 đồng/kg. Do đó, hiện nay người nuôi cá vẫn chưa có lời, sản xuất không phát triển, nhiều ao tiếp tục bị treo, người nuôi không có khả năng tái sản xuất do thua lỗ kéo dài. Sản lượng cá tra 11 tháng đầu năm ước đạt 852 ngàn tấn, tương ứng với diện tích nuôi thả khoảng 5.800 héc ta.
Trong khi đó, tình hình sản xuất tôm nước lợ trong tháng tiếp tục diễn biến khá thuận lợi, sản lượng thu hoạch lớn với giá bán cao. Tại Long An giá tôm tôm thẻ chân trắng cỡ 60 - 70 con/kg dao động từ 145.000 - 150.000 đồng/kg; tôm sú cỡ 40 - 50 con/kg dao động từ 180.000 - 190.000 đồng/kg. Đối với diện tích tôm nuôi thu hoạch đúng tuổi người nuôi có lãi bình quân từ 100 – 150 triệu đồng/héc ta.
Theo Tổng cục Thủy sản, đến nay, diện tích thả nuôi tôm nước lợ cả nước đạt 652.612 héc ta, trong đó nuôi tôm sú 588.894 héc ta. Khu vực ĐBSCL chiếm 92,5 % về diện tích và 79,8% sản lượng tôm nuôi nước lợ, trong đó sản lượng và diện tích nuôi tôm sú ở khu vực này chiếm 95%, tôm thẻ chân trắng chiếm 70% diện tích cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…

Theo đó, Quy chuẩn quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi thâm canh cá Tra trong ao (cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc.

Dự án “Ngọt hóa Gò Công” giúp cho xã Gia Thuận phát triển các loại cây trồng mà nhiều mô hình chăn nuôi cũng được mở ra, từng bước đưa đời sống bà con nhân dân nơi đây đi vào ổn định.