Đề Xuất Cưỡng Chế Ngay Nếu Xây Dựng Không Phép Trên Đất Nông Nghiệp
Ngày 18.9, tại TP.HCM, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các sở - ngành, ban quản lý dự án của các địa phương từ Đà Nẵng trở vào Cà Mau cho 5 Nghị định (NĐ) hướng dẫn chi tiết luật Xây dựng 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2015) gồm: NĐ quản lý dự án đầu tư xây dựng, NĐ quản lý chất lượng công trình xây dựng, NĐ quản lý chi phí đầu tư xây dựng, NĐ về hợp đồng xây dựng và NĐ về xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
Trong đó, NĐ sửa đổi NĐ 180/2007 về xử lý vi phạm xây dựng được nhiều đại biểu quan tâm, góp ý. So với NĐ 180/2007, dự thảo NĐ mới bổ sung quy định xử lý một số trường hợp như xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng. Ngoài ra, NĐ này đã bỏ quy định áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước đối với công trình vi phạm xây dựng.
Ông Lý Thanh Long, Chánh thanh tra xây dựng, Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị đối với các công trình xây dựng không phép trên đất nông nghiệp nên thực hiện cưỡng chế ngay trong vòng 1 - 2 ngày nhằm tránh trường hợp để hình thành cả căn nhà sẽ khó xử lý. Bởi vì, theo theo quy trình tại dự thảo NĐ sửa đổi NĐ 180/2007, từ khi phát hiện ra sai phạm, cơ quan có chức năng lập biên bản vi phạm, đình chỉ thi công cho đến khi cưỡng chế tháo dỡ công trình phải mất hơn một tuần.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 18/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị "Biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mía đường Việt Nam" với sự tham gia của đại diện nhiều DN mía đường trên cả nước.
Những ngày qua, nông dân bắt đầu cày ải, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt mầm bệnh hại lúa. Đối với những vùng trũng, thường bị ngập úng, nông dân đã chủ động gieo khô trước khi nước về.
Nhờ sáng kiến trồng rau ngót dưới tán hồ tiêu trên diện tích 7 sào đất nhà mình, ông Nguyễn Xuân Khoa, một nông dân ở ấp 3A, xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai có thu nhập thêm mỗi năm từ 60 - 70 triệu đồng.
Theo nhà vườn trồng bưởi da xanh ở huyện Long Mỹ (Hậu Giang), thì hiện nay do đang là mùa nghịch nên năng suất thu hoạch chỉ đạt khoảng một nửa so với vụ thuận, khoảng 10 - 12 tấn/ha, nhưng bù lại giá đang ở mức cao từ 42.000 - 46.000 đồng/kg và luôn rất hút hàng.
Cuối năm 2014 vừa qua, những lô nhãn đầu tiên có xuất xứ từ ĐBSCL được cấp mã số đi Mỹ. Cánh cửa thị trường khó tính bậc nhất này đã mở, nhưng làm thế nào để tận dụng hết cơ hội khi nhiều vườn nhãn đang đối mặt dịch chổi rồng?