Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân nuôi đặc sản

Nông dân nuôi đặc sản
Ngày đăng: 14/10/2015

Ông Nguyễn Văn Hải thu hoạch trứng gà ta.

Người nông dân này cũng rất năng động trong ứng dụng những mô hình mới, những sáng kiến hay vào sản xuất để có chi phí đầu tư thấp nhất.

* Làm sản phẩm thị trường chuộng

Ông Hải kể: “Đất ở đây thuộc vùng nước lợ nên trước nay chỉ có cây lúa phát triển được nhưng năng suất thường không cao.

Với mong muốn bắt đất phải “đẻ” ra tiền, tôi bỏ thời gian học hỏi và tự mày mò từ kinh nghiệm thực tế sản xuất để chuyển đổi sang mô hình khép kín vườn - ao - chuồng.

Tôi cho xây dựng trại nuôi heo, gà ta, vịt đẻ trứng...

chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá, một phần bón cho cây trồng”.

Những cây trồng, vật nuôi trong mô hình khép kín của ông đều được chọn lọc kỹ trên cơ sở vừa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, vừa là sản phẩm được thị trường ưa chuộng.

Theo ông Hải, chỉ những cây rễ chùm sinh trưởng tốt trên đất nhiễm mặn, nhiễm phèn nên ông chọn trồng cây sơ ri, dừa xiêm lùn… Nhờ đó, cây trồng vừa đạt năng suất mà trái còn cho vị ngọt đậm đà.

Ông Hải chọn nuôi gà mái, vịt đẻ trứng vì đây đều là những đặc sản rất hút hàng nên luôn bán được với giá cao.

Ngoài bán trứng gà, ông còn đầu tư máy ấp để sản xuất giống gà ta cung cấp ra thị trường.

Theo ông Hải, trứng vịt Nhơn Trạch là đặc sản xưa nay được thị trường ưa chuộng vì lòng đỏ to, đậm màu, thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng hơn hẳn so với các loại trứng vịt khác ngoài thị trường.

Từ lâu, đây đã trở thành đặc sản riêng của địa phương được nhiều người đặt mua làm quà biếu.

Vì vịt được nuôi thả đồng, ăn thức ăn hoàn toàn tự nhiên.

Cách nuôi này lại giúp nông dân tiết kiệm được chi phí thức ăn vì vịt tự đi mót lúa, cá tép, rau cỏ ngoài đồng, ngoài kênh rạch.

* Không ngại thử nghiệm cái mới

Hướng dẫn khách đến tham quan mô hình vườn - ao - chuồng, ông Hải hồ hởi khoe: “Gần đầy, tôi đầu tư nuôi thêm con ếch.

Để tiết kiệm chi phí làm chuồng trại, tôi lấy bạt quây thành từng khu bể nhỏ, đổ nước sâm sấp cho con ếch sinh trưởng.

Tôi cũng tự thiết kế ống dẫn nước thải thông với từng bể nuôi ếch và chỉ cần vặn van là nước thải tự động xả ra ao cá.

Với thiết kế này, tôi có thể thay nước hàng ngày để đảm bảo môi trường sạch cho con ếch phát triển mà không quá tốn công lao động”.

Khu chuồng nuôi heo, chuồng gà, vịt...

cũng được ông làm sát bờ ao, lợp mái lá không chỉ tạo môi trường mát mẻ, thuận lợi cho vật nuôi phát triển mà còn dễ dàng trong xử lý chất thải thành nguồn thức ăn cho cá.

Vùng trồng lúa tại ấp Thị Cầu kênh rạch nhiều, đồng ruộng chạy dọc theo kênh rạch nên người dân thường phải chèo xuồng đi làm.

Việc kéo điện về tận cánh đồng phục vụ sản xuất tốn nhiều chi phí nên ông Hải đã đi tiên phong trong việc sử dụng tấm pin năng lượng mặt trời để có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất.

Ông Hải chia sẻ: “Hiện có rất nhiều kênh để nông dân tìm hiểu, tiếp cận cái hay, cái mới trong sản xuất.

Ngoài việc bỏ công đi đến nơi để học hỏi kinh nghiệm, tôi có thể ngồi nhà học được những mô hình hay, ứng dụng mới qua các phương tiện thông tin truyền thông.

Chịu học hỏi thì dù ở vùng sâu, vùng xa nông dân cũng không sợ bị lạc hậu”.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Công Thức Phân Bón Cho Cây Lúa Hiệu Quả Ở Cà Mau Mô Hình Công Thức Phân Bón Cho Cây Lúa Hiệu Quả Ở Cà Mau

Nhiều năm qua, nông dân trồng lúa ở Cà Mau sử dụng phân bón không theo một công thức nào mà chỉ bón theo cảm tính nên chi phí dành cho các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khá lớn. Việc áp dụng công thức phân bón cho cây lúa tại ấp 6, xã Khánh Hòa đã mang lại triển vọng giảm chi phí sản xuất của một vụ lúa…

07/10/2012
Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Trồng Hoa Lan Thương Phẩm Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Trồng Hoa Lan Thương Phẩm

Cuối tháng 10-2012, thực hiện chuyển giao mô hình sản xuất cấp huyện, Hội Nông dân huyện Ninh Sơn ký kết hợp đồng kinh tế với ông Cao Ngọc Sinh Yên (Phan Rang – Tháp Chàm) triển khai thí điểm mô hình trồng hoa lan (loại Dendro) tại khu phố 6, thị trấn Tân Sơn. Sau gần 7 tháng thực hiện, mô hình đã mang lại nhiều tín hiệu vui cho người trồng.

30/07/2013
Hội Thảo Đầu Bờ Giới Thiệu Giống Ngô Lai F1 NK 54 Hội Thảo Đầu Bờ Giới Thiệu Giống Ngô Lai F1 NK 54

Ngày 21/6, UBND huyện Bảo Lâm phối hợp với Công ty TNHH Sygenta Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ giới thiệu mô hình trình diễn giống ngô lai F1 NK 54.

21/06/2013
Cơ Hội Mới Cho Sản Xuất Tôm Giống Cơ Hội Mới Cho Sản Xuất Tôm Giống

Sản xuất tôm giống, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng giống đang phát triển mạnh tại tỉnh ta. Thạc sĩ Phan Đình Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) tỉnh khẳng định: Là nơi tạo ra con giống chất lượng cao, Ninh Thuận vẫn đứng vị trí số 1 trong nước về sản xuất tôm giống. Điều đó có thể thấy rõ khi các chủ trang trại nuôi tôm phía Nam đang có xu hướng đến Ninh Thuận tìm mua hoặc đầu tư nuôi giống.

30/07/2013
Triển Khai Chương Trình Bao Tiêu Thanh Long Ở Tiền Giang Triển Khai Chương Trình Bao Tiêu Thanh Long Ở Tiền Giang

Ngày 4-10, UBND huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) kết hợp Sở Công thương tổ chức triển khai chương trình bao tiêu thanh long hữu cơ giữa Công ty cổ phần Nông nghiệp GAP và nông dân 2 xã Mỹ Tịnh An và Quơn Long.

09/10/2012