Nông Dân Ninh Phước Được Giá Nho Tết
Hiện nay, nhiều người trồng nho ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đang rất phấn khởi khi càng đến ngày cận Tết Nguyên đán Ất Mùi giá nho cũng tăng cao.
Về vùng nho trọng điểm của huyện Ninh Phước trong những ngày này, đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp niềm vui trên gương mặt của nông dân. Vụ này, gia đình bà Hà Thị Đỡ (ở thôn An Thạnh 1, An Hải) canh tác hơn 3 sào nho đỏ. Dưới vườn nho chín đỏ đang vào mùa thu hoạch, bà Đỡ vui vẻ cho biết: Vụ nho này thời tiết thuận, bà con ở đây làm nho rất đạt, ai “cắt” cũng có lời. Với giá bán tại vườn 20.000 – 25.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thì gia đình tôi thu lãi được hơn 120 triệu đồng.
Tại Phước Thuận, xã trồng nho nhiều nhất huyện với tổng diện tích 163 ha, người trồng nho Tết nơi đây cũng đang háo hức mong chờ ngày thu hoạch. Anh Nguyễn Đức Thuận, ở thôn Hiệp Hoà trồng 1,5 sào nho xanh, dự kiến nửa tháng nữa sẽ thu hoạch để bán đúng vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.
Gần đây, các thương lái đã tìm đến tận nơi hỏi mua mão 70 triệu trọn giàn, nhưng gia đình anh chưa muốn bán để chờ giá cao hơn. Còn khu vườn cách đó không xa, anh Bắp Tây vừa đồng ý bán cho thương lái chưa đầy 1 sào nho tơ và thu về 70 triệu đồng, trừ các khoản chi thì lãi ròng 60 triệu đồng.
Anh Nguyễn Minh Thức, Cán bộ Nông nghiệp xã Phước Thuận cho biết: Nhờ thời tiết năm nay thuận lợi, trời ít mưa và có nắng đều nên cây nho phát triển tốt, ra trái đẹp, đạt sản lượng cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Năng suất nho ước đạt từ 2,5 – 3 tấn/sào. So với 10 ngày trước đó, giá nho ở thời điểm hiện tại tăng cao gấp hai lần, như: nho đỏ 25.000 đồng/kg, tăng 15.000 đồng/kg; nho xanh 40.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ninh Phước, vụ đông – xuân năm 2014 - 2015, toàn huyện trồng trên 350 ha nho, tập trung chủ yếu ở các xã Phước Thuận, An Hải và Phước Hậu. Giá nho tăng cao và năng suất cao khiến nhà vườn các nơi hết sức phấn khởi, cùng hy vọng về một vụ mùa bội thu để đón Tết sung túc hơn.
Có thể bạn quan tâm
Tập trung chính ở các xã Đồng Tâm, An Bình, Thanh Nông, thị trấn Chi Nê. Điển hình nhất là hội gây nuôi động vật hoang dã xã Đồng Tâm duy trì hoạt động 23 hội viên với số động vật nuôi 500 con lợn rừng, 200 con nhím, 22 con hươu sao. Trong số động vật nuôi hoang dã, lợn rừng được người chăn nuôi tập trung mở rộng diện rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau hơn một năm nuôi thử nghiệm, những cá thể hươu trong mô hình “Chăn nuôi hươu lấy nhung và sinh sản” của Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), cho thấy sự thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân.
Tuy nhiên thực tế cho thấy những mô hình này đang phát triển theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có định hướng lâu dài, dễ bị thị trường cùng hệ thống thương lái chi phối, hiệu quả kinh tế đem lại cũng vì thế mà bấp bênh. Chăn nuôi nhỏ lẻ khiến số hộ chăn nuôi; số lượng gia súc, gia cầm tăng lên ở mỗi địa phương nhưng nông hộ không có mức thu nhập tốt nhất, còn kéo theo ô nhiễm môi trường.
Nghề nuôi vịt chạy đồng từ lâu đã trở thành một tập quán sản xuất của người dân vùng ĐBSCL. Những chiếc ghe lớn, hai tầng, chở theo những bầy vịt chạy đồng trên sông nước sau mùa gặt là những hình ảnh thân quen. Trong buổi sáng bình minh, trên những cánh đồng, những người chăn vịt cần mẫn, lam lũ cùng với những đàn vịt cất tiếng gọi nhau gợi lên một khung cảnh thanh bình, yên ả ở vùng quê.
Chiều 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn với sự tham gia của đầy đủ 3 "nhà": Nông dân, DN và nhà quản lý.