Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu ở Cầu Ngang (Trà Vinh)

Hiệu quả chuyển đổi cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu ở Cầu Ngang (Trà Vinh)
Ngày đăng: 14/08/2015

Xã Long Sơn, Nhị Trường, Thạnh Hòa Sơn, Mỹ Long Bắc… là vùng đất giồng cát gò cao so với nhiều địa phương khác trong huyện Cầu Ngang, do đó sản xuất lúa, hoa màu luôn thiếu nước tưới nhất là vụ hè thu. Những năm gần đây được sự hỗ trợ của các nhà khoa học, hàng năm diện tích trồng màu ở huyện Cầu Ngang phát triển hơn 10.000 ha. Riêng 7 tháng đầu năm 2015, toàn huyện trồng được 10.500 ha màu các loại, tăng 2.000 ha so với cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, các cây trồng mới kinh tế cao như: cây bắp giống, đậu bắp giống được Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đầu tư và bao tiêu sản phẩm nên nông dân an tâm mở rộng diện tích canh tác. Lợi nhuận những cây trồng mới chịu hạn thích ứng với vùng đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả cao gấp 1,5 đến 2 lần so với cây lúa. Điển hình mô hình trồng cây bắp giống do Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam liên kết với nông dân xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang, vụ đông xuân 2014 - 2015 năng suất trung bình đạt 8 đến 10 tấn/ha/vụ, trừ chi phí nông dân lợi nhuận cao gấp 3 đến 5 lần trồng lúa.

Nông dân Thạch Thi, xã Nhị Trường, huyện Cầu Ngang cho biết: “Trồng lúa thiếu nước, năm 2014 - 2015, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam hỗ trợ nông dân trồng bắp, bao tiêu giá đầu ra. Trồng bắp giống mỗi công cho năng suất 800 đến 1.000kg, trừ chi phí lãi 3 đến 5 triệu đồng/công, gấp 3 đến 4 lần trồng lúa. Nông dân ở đây giờ chuyển sang trồng 1 vụ lúa 1 vụ bắp nhiều rồi. Trồng bắp không lo đầu ra, trong khi giá lúa thì lên xuống thất thường”.

Theo Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang, trong những năm qua huyện đã chuyển đổi hàng ngàn ha diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu. Tại xã Long Sơn, sau hiệu quả cây bắp giống, trong 3 mùa vụ gần đây bà con nông dân được Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đầu tư hỗ trợ hạt giống để trồng đậu bắp giống. Vụ màu 2015, nhiều hộ nông dân trong xã tham gia trồng giống đậu VN-1. Giống đậu này có thời gian sinh trưởng từ khi xuống giống đến lúc khô trái cho thu hoạch là 100 ngày.

Đây là loại đậu do Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam thu mua để nhân giống, chính vì vậy sau khi nông dân thu họach công ty sẽ thu hồi số lượng giống đầu tư, sản phẩm còn lại được công ty bao tiêu toàn bộ. Nông dân Nguyễn Minh Sang, ấp Bào Mốt, xã Long Sơn trồng 4 công đậu bắp giống, hiện đậu đang phát triển tốt, ước lợi nhuận hơn 20 triệu đồng. Nông dân Nguyễn Minh Sang phấn khởi nói: “Vụ đậu bắp 2015 này là năm thứ 3 nông dân ở đây trồng thử nghiệm. So 2 vụ trước vụ này năng suất khá hơn nhờ bà con rút ra được kinh nghiệm canh tác. Năng suất đậu bắp giống của bà con đạt từ 1.000 - 1.400kg đậu khô/ha và với giá công ty bao tiêu 55 ngàn đồng/kg, trừ các chi phí khoảng 20 triệu/ha nông dân cũng có lãi từ 45 - 50 triệu đồng/ha, cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa trước đây”.

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây đậu bắp giống so với cây trồng khác tại địa phương, theo bà Quách Thị Thủy Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang: “Trong khi nhiều mặt hàng nông sản do nông dân sản xuất giá cả bấp bênh thì ở Long Sơn cây bắp giống và cây đậu bắp giống, nhờ liên kết với Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam, đã đem lại cho nông dân nguồn lãi khá. Có thể khẳng định cây bắp giống và đậu bắp giống đang góp phần xóa đói giảm nghèo có hiệu quả trên vùng đất gò cao sản xuất lúa kém hiệu quả trước tác động bất lợi của thời tiết, của biến đổi khí hậu.

Với những thành công nói trên, có thể khẳng định việc chuyển đổi cây trồng mới, đặc biệt là bắp giống, đậu bắp giống trên vùng đất trồng lúa kém hiệu quả ở các xã Long Sơn, Nhị Trường, Thạnh Hòa Sơn… của huyện Cầu Ngang đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, được lòng dân. Do đó, ngành nông nghiệp huyện Cầu Ngang khuyến khích nông dân phát triển cây trồng mới này trong năm 2016, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Sò Huyết Ở Tuy An (Phú Yên) Nuôi Theo Mô Hình Phát Triển Tốt Sò Huyết Ở Tuy An (Phú Yên) Nuôi Theo Mô Hình Phát Triển Tốt

Từ kết quả này, trong thời gian tới, Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản Phú Yên tiếp tục thả nuôi nhiều đối tượng thủy sản nhuyễn thể 2 mảnh vỏ tại đầm Ô Loan nhằm góp phần cải thiện môi trường sinh thái và ổn định sinh kế cho người dân 5 xã sống quanh đầm.

26/08/2014
Nuôi Gia Súc, Gia Cầm Trên Đệm Lót Sinh Học Hướng Phát Triển Bền Vững Nuôi Gia Súc, Gia Cầm Trên Đệm Lót Sinh Học Hướng Phát Triển Bền Vững

Ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 làm đệm lót chuồng nuôi. Theo các hộ chăn nuôi, mô hình trên không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp xử lý triệt để chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.

26/08/2014
Mô Hình Trồng Lúa Lai TEJ Vàng Cho Năng Suất 70 Tạ/ha Mô Hình Trồng Lúa Lai TEJ Vàng Cho Năng Suất 70 Tạ/ha

Công ty TNHH Bayer Việt Nam vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình trình diễn giống lúa lai TEJ vàng sản xuất trong vụ Thu 2014 tại thôn Định Trường, xã Vĩnh Quang.

26/08/2014
Hành Lá Mùa Lũ “Sốt” Giá Hành Lá Mùa Lũ “Sốt” Giá

Những ngày gần đây giá hành lá ở các tỉnh ĐBSCL liên tục tăng cao. Chiều 24-8, thương lái ở Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp… thu mua hành lá tại ruộng với giá 650.000- 700.000 đồng/tạ, cao gấp nhiều lần so thời điểm đầu năm 2014.

26/08/2014
Điểm Tựa Cho Hộ Nghèo Điểm Tựa Cho Hộ Nghèo

Từ năm 2003 đến nay, nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Vị Thủy, hàng ngàn hộ nghèo ở địa phương có điều kiện đầu tư sản xuất, từng bước cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương.

26/08/2014