Hội Nghề cá quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là vô giá trị
Văn bản của Hội Nghề cá Việt Nam gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương nêu: Theo Tân Hoa xã, chính quyền thành phố Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam, Trung Quốc) thông báo "Phương án thực thi công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt trên biển của thành phố Hải Khẩu năm 2015" trong đó cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12h ngày 16/5/2015 đến 12h ngày 1/8/2015 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm một số khu vực thuộc chủ quyền biển Việt Nam).
Theo Hội Nghề cá, hành động trên đã diễn ra nhiều năm, gây cản trở sản xuất trên biển của ngư dân, dẫn đến sản lượng khai thác hải sản bị giảm sút và thua lỗ; vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; vi phạm chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Hội Nghề cá Việt Nam kiên quyết phản đối hành động đơn phương, hết sức phi lý của phía Trung Quốc. Quyết định trên của phía Trung Quốc là vô giá trị.
Kính đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp hữu hiệu sớm ngăn chặn, chấm dứt hành động trên của Trung Quốc, xua đuổi tàu Trung Quốc lợi dụng hành động trên để vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam khai thác hải sản trái phép và thực hiện những hoạt động khác; cần thường xuyên có lực lượng tàu chấp pháp trên biển để tăng cường công tác bảo vệ ngư dân khi bị phía Trung Quốc uy hiếp, tạo điều kiện cho ngư dân an tâm sản xuất trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, đồng thời cần đẩy mạnh thực hiện các chính sách về khai thác hải sản để đạt hiệu quả cao, bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Việc hến xuất hiện nhiều tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bằng 2 hình thức khai thác, dùng rọ sắt cào hoặc lặn xúc, mỗi ngày có khoảng 50 người ở các xã lân cận đến xã An Cư để khai thác hến. Con hến to bằng đầu ngón tay út người lớn, trọng lượng từ 700 đến 1.000 con/kg, có giá từ 1.500 đến 1.800 đồng/kg để làm thức ăn cho vịt và tôm hùm.
Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.
Những năm gần đây, trên địa bàn xã Quang Lịch (Kiến Xương - Thái Bình) có nhiều gia đình lựa chọn mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp để phát triển kinh tế. Ði đầu trong phong trào phát triển kinh tế này là ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung.
Hiện tại, nhiều nhà vườn trồng vú sữa trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang bước vào thời điểm thu hoạch vú sữa đầu vụ. Tuy nhiên, khác hẳn với các năm trước, hiện người dân đang hái vú sữa trong nỗi lo về năng suất giảm và giá bán đang tuột dốc.
Nhằm đảm bảo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, vụ xuân năm nay huyện Quang Bình tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy hoạch sản xuất cánh đồng mẫu lúa, ngô với phương châm chỉ đạo nhân dân tập trung sản xuất, đầu tư thâm canh để tăng năng xuất, sản lượng cây trồng góp phần tăng thu nhập cho nhân dân.