Nông Dân Miền Trung Tiếc Nuối Vì Giá Dưa Hấu Tăng Vọt
Nếu như cách đây hơn một tháng, hàng trăm nông dân trồng dưa các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi rơi vào cảnh điêu đứng vì dưa hấu rớt giá thảm hại, thì những ngày này, người trồng dưa đang phấn chấn, vui như trẩy hội khi các thương lái đến tận ruộng mua dưa hấu với giá từ 10.000 đến 11.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi hécta nông dân trồng dưa hấu có lãi hàng trăm triệu đồng.
Trong niềm vui được mùa được giá, bà Nguyễn Thị Lý ở xã Đa Lộc, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) phấn khởi chia sẻ: “Khác với 1 tháng trước đây, những hộ tới mùa thu hoạch dưa “đứng ngồi không yên” mong thương lái đến ruộng để hỏi mua; hiện nay, một số hộ trồng dưa chưa tới ngày thu hoạch đã có hàng chục thương lái đến tận ruộng để đặt cọc tiền dưa với giá khá cao hoặc đến tận ruộng mua dưa hấu với giá từ 10.000 – 11.000 đồng/kg.
Nhờ đó, mỗi hécta trồng dưa hấu bà con ở đây thu nhập hàng trăm triệu đồng. Trong khi, những hộ nông dân có dưa thời điểm này rất vui mừng vì “lãi lớn” và không sợ ế thì hàng nghìn nông dân đã thu hoạch dưa cách đây 1 tháng không khỏi tiếc nuối, xót xa vì thu hoạch không đúng thời điểm và phải chịu lỗ nặng, thiệt hại đến hàng chục tỷ đồng do bán giá rẻ bèo.
Bà Lý cho biết thêm: “Năm nào gia đình bà cũng trồng dưa hấu sau Tết nhưng do năm nay không thuê được đất trồng sớm nên gia đình bắt đầu trồng trễ hơn 1 tháng. Nhờ vậy mà vụ này chúng tôi trúng mùa, được giá. Nếu trồng đúng vụ như mọi người thì đã phải đổ bỏ cho trâu, bò ăn rồi”. Vụ này, gia đình bà Lý trồng 1ha dưa, sau khoảng 2,5 tháng cho thu hoạch với năng suất bình quân 3,5 tấn/sào. Với giá bán hiện tại, sau khi trừ chi phí gia đình bà Lý lãi hơn 100 triệu đồng.
Với giá như hiện nay, hàng nghìn hộ nông dân các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã không còn khốn khổ như cách đây 1 tháng. “Vụ dưa năm nay, gia đình tôi từ Bình Định vào đây (Phú Yên) thuê 8 sào đất để trồng dưa, sau hơn hơn 3 tháng bỏ công chăm sóc, đã có thương lái tới tận ruộng để đặt tiền cọc.
Lúc đầu, tôi định không bán để tới thu hoạch bán luôn, nhưng sau đó nghĩ lại: Giá dưa như năm nay là cao nhất trong vài năm qua. Thế là tôi nhận tiền cọc luôn. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi ròng trên 70 triệu đồng”, anh Lại Minh Tâm ở huyện An Nhơn, Bình Định cho biết như vậy.
Hiện bà con nông dân miền Trung đang rơi vào thời điểm cuối, số lượng giảm đáng kể so với tháng trước nên thương lái phía Trung Quốc nâng giá mua cao. Tuy nhiên, đây cũng là cây trồng mang tính rủi ro nhất từ trước đến nay, bởi giá dưa phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.
Theo nhiều nông dân, hiện nay giá dưa hấu rất được giá, nhưng người trồng dưa không khỏi lo lắng, không biết giá dưa những ngày tiếp theo như thế nào. Bởi vì, trình trạng này giống như cách đây 1 tháng thị trường Trung Quốc không tiêu thụ. Thế là hàng ngàn tấn dưa bỏ thúi trên ruộng, hàng chục tỷ đồng của nông dân tan theo những đám dưa.
Có thể bạn quan tâm
Hiện, giá các loại dâu tây Đà Lạt tăng cao gấp 2-3 lần so với vài tháng trước, với mức giá dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại. Cũng cùng loại dâu tây này, vài tháng trước người dân chỉ bán với giá 35.000 - 50.000 đồng/kg. Ngoài các loại dâu tây trồng theo phương pháp thông thường; dâu tây trồng trong nhà kính, áp dụng công nghệ sạch cũng đang tăng, được các chủ vườn, trang trại bán với mức giá từ 220.000 - 300.000 đồng/kg.
Ngày 7.8, tại thành phố Hưng Yên, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND thành phố Hưng Yên và UBND huyện Khoái Châu phối hợp tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ nhãn. Ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và PTNT và các doanh nghiệp thu mua nhãn.
Ngày 6-8, Trung tâm Khuyến nông Bình Dương phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây điều (Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam) và Hội Nông dân xã An Bình (Phú Giáo) tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh cây điều cho 20 hộ nông dân thuộc mô hình cải tạo, thâm canh điều bền vững.
Vụ hè thu 2015, một số bà con nông dân ở xã Diễn Lộc đã mạnh dạn đầu tư trồng cây bí xanh (trồng bí trái vụ). Quả bí xanh đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế, giúp người dân nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Từ một gia đình nông dân (ND) “chỉ lo đủ gạo ăn” ở vùng “khỉ ho cò gáy” tận Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), vợ chồng Nguyễn Quốc Hùng đã vươn lên thành “Vua lúa” với trang trại sản xuất lúa giống qui mô lớn.