Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Lao Đao Vì Lúa Rớt Giá

Nông Dân Lao Đao Vì Lúa Rớt Giá
Ngày đăng: 28/06/2012

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại thấp thỏm nỗi lo lúa mất giá, bán không được.

Theo thống kê, vụ lúa đông - xuân 2011 - 2012 tại Quảng Bình đạt năng suất cao, bình quân khoảng 57,07 tạ/ha (vượt kế hoạch đề ra 3,07 tạ/ha, cao hơn năm trước 1,39 tạ/ha). Cao nhất là H.Lệ Thủy đạt bình quân gần 63 tạ/ha, sản lượng gần 62.000 tấn. Dù được mùa nhưng giá lúa lại thấp. Cùng kỳ năm trước, giá mỗi tấn lúa gần 7 triệu đồng nhưng giờ giảm còn 4,5 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí lúa giống, thủy lợi, phân bón, công chăm sóc, gặt, vận chuyển tăng lên nên tính ra lại bị lỗ, nhà nào may mắn không phải thuê mướn nhiều thì hòa vốn.

Ông Nguyễn Đại Trung (thôn Thượng Phong, xã Phong Thủy, H.Lệ Thủy) than thở: “Mong đến ngày bán lúa nhưng giá thế này thì lỗ quá, người mua thì ít. Gia đình lại đang cần tiền để trả tiền mua phân bón, đưa con đi thi đại học”. Chủ tịch UBND xã Hoa Thủy (H.Lệ Thủy) Nguyễn Quốc Huy cho biết: “Không ít gia đình trong xã tồn hàng tấn lúa, cộng thêm lúa vụ này nữa chắc chẳng còn chỗ cất giữ. Lúa không bán được sẽ phát sinh nhiều hệ lụy như nợ nần tiền công, tiền thuốc, chất lượng lúa giảm sút theo thời gian vì không được bảo quản tốt”.

Được biết, một trong những nguyên nhân khiến giá lúa giảm là do người dân sản xuất những loại giống chất lượng không cao. Tại H.Lệ Thủy, nông dân sử dụng các bộ giống lúa để gieo cấy chủ lực là: X21, Xi23, NX30, XT28 (chiếm hơn 81% tổng diện tích gieo cấy); nhóm chất lượng cao gồm: P6, PC6, HT1, IJ352, IR353 - 66 chỉ chiếm khoảng 5%; còn lại là một số bộ giống khác. Hiện số lúa có chất lượng cao vẫn đang được thương lái thu mua với giá cao. Vì vậy, qua các chuyến kiểm tra trực tiếp tại ruộng, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Sở NN-PTNT và chính quyền các địa phương lưu ý lựa chọn bộ giống thích hợp bố trí cho các vụ tới; ngoài yếu tố năng suất, sản lượng cần chú trọng chất lượng, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Chuỗi liên kết tiêu thụ thực phẩm còn nhiều bất cập Chuỗi liên kết tiêu thụ thực phẩm còn nhiều bất cập

Hà Nội hiện có 1.042 chợ và 417 siêu thị, cửa hàng kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm. Có 4.194 cơ sở tiêu thụ các sản phẩm gia súc có sử dụng và bảo quản sản phẩm gia súc, gia cầm tươi sống. Song đến nay, chuỗi liên kết tiêu thụ này vẫn còn rất nhiều bất cập.

23/10/2015
Nuôi bò nhỏ lẻ nông dân khó bán sữa Nuôi bò nhỏ lẻ nông dân khó bán sữa

Tại nhiều nơi chăn nuôi bò sữa của Hà Nội, do các hộ nuôi chưa có sự liên kết với nhau, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, nên việc tiêu thụ sữa tươi gặp rất nhiều khó khăn.

23/10/2015
Đột phá hợp tác nông nghiệp Việt Nga Đột phá hợp tác nông nghiệp Việt Nga

“Nếu không tận mắt, tôi không tưởng tượng được ngành sản xuất sữa ở Việt Nam phát triển với công nghệ cao như vậy”- ông Dmitry Stepanenko - Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực tỉnh Moscow (Nga) cho biết trong chuyến thăm trang trại Tập đoàn sữa TH ở Nghệ An ngày 21.10.

23/10/2015
Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại gắn với xây dựng NTM Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại gắn với xây dựng NTM

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

23/10/2015
Nhờ mô hình sáng tạo trên ếch dưới cá nông dân thu lãi 200 triệu mỗi năm Nhờ mô hình sáng tạo trên ếch dưới cá nông dân thu lãi 200 triệu mỗi năm

Ông Nguyễn Hải Sơn, thôn Nội Hạc, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã tận dụng mặt nước ao sẵn có của gia đình để nuôi ếch kết hợp với cá mang lại thu nhập cao.

23/10/2015