Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tỷ phú xóm núi

Tỷ phú xóm núi
Tác giả: Trần Quang
Ngày đăng: 06/09/2016

Bước khởi đầu gian nan Ông Lâm kể, năm 1990, ông lập gia đình, chả có gì ngoài mảnh vườn tạp cằn cỗi.

Hai vợ chồng trồng chè, khoai, sắn và chăn nuôi quần quật nhiều năm vẫn không đủ ăn.

Năm 2000, Công ty C.P của Thái Lan về tỉnh xây dựng nhà máy thức ăn chăn nuôi và mở rộng trang trại vệ tinh trong huyện.

Công ty cử cán bộ đến tận gia đình bàn về hợp tác chăn nuôi gia công.

“Lúc đó, tôi mừng vì có cơ hội làm ăn lớn để đổi đời, nhưng cũng lo vì chưa làm thuê cho công ty nước ngoài bao giờ, sợ làm không được sẽ bị phạt” – ông Lâm nhớ lại.

Sau nhiều ngày bàn bạc, vợ chồng ông đã quyết định nhận lời.

“Ngay sau đó, tôi đã vay vốn về xây chuồng trại hơn 400m2 để nuôi 3.000 gà trắng” – ông Lâm kể.

Dù đã được cán bộ công ty kèm cặp, chuyển giao kỹ thuật nuôi, nhưng do chưa nắm bắt được hết lại xây dựng chuồng hở nên vào mùa đông lạnh quá, gà chết nhiều, khiến hai vợ chồng ông nhiều ngày mất ăn, mất ngủ.

“Cũng may là do mới làm, theo cơ chế của công ty không bị phạt, chỉ mất tiền công chăm sóc nhiều tháng trời thôi” – ông Lâm ngậm ngùi. Năm 2006, vợ chồng ông lại xoay vốn đầu tư 300 triệu đồng để xây chuồng kín, quy mô hơn 5.000 gà/lứa. Nhưng một năm sau, dịch cúm gia cầm bùng phát tại huyện.

Do chủ quan, thiếu thông tin nên không kịp chủ động phòng trừ, hơn 90% số gà trong chuồng đến tuổi xuất bán bị chết hàng loạt.

Cú “sốc” này đã khiến gia đình ông điêu đứng, bị công ty phạt trên 200 triệu đồng.

“Lúc đó cũng nản lắm, nghĩ mình sẽ hết cơ hội làm ăn nhưng lại được công ty cho nợ trả dần vào các năm sau nên tôi mới dám nhận gà về nuôi tiếp” – ông Lâm kể. Bước phát triển vững chắc

Ông Châu Minh Tiến – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hậu Giang cho biết: Với tinh thần chia sẻ khó khăn, hỗ trợ cho những hộ ND trong vùng bị ảnh hưởng bởi hạn mặn, Hội ND tỉnh đã đứng ra vận động trong cán bộ, hội viên ND, tổng số tiền vận động được 83 triệu đồng.

Sử dụng số tiền đó, Hội đã mua được 54 bồn chứa nước, chia làm 4 đợt trao tặng cho 54 hộ tại 4 đơn vị: TP.Vị Thanh, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy và thị xã Long Mỹ.

Các hộ ND tập trung nhận bồn chứa nước

Ông Châu Minh Tiến trao bồn chứa nước cho các hộ dân nghèo

Nhiều nhà nông nghèo phấn khởi khi được nhận bồn chứa nước.

Anh Nguyễn Thanh Sơn ngụ ấp 7 xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ chia sẻ: Đây là nguồn hỗ trợ rất thiết thực cho gia đình tôi.

Có được bồn chứa nước này tôi sẽ tích trữ nước ngọt để khi thiếu nguồn nước sử dụng thì sẽ chủ động được; đây là món quà tinh thần rất có ý nghĩa.


Có thể bạn quan tâm

Ấm no nhờ nuôi bò luân chuyển Ấm no nhờ nuôi bò luân chuyển

Nhằm giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từ nguồn vốn tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Singapore, nguồn vốn 30a và sự đóng góp của một số cá nhân với tổng số tiền 2 tỷ đồng, năm 2014, huyện Mường Ảng (Điện Biên) đã mua 145 con bò sinh sản hỗ trợ cho 145 hộ nghèo của 2 xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa.

31/08/2016
Ngồi rung đùi làm vườn Ngồi rung đùi làm vườn

Chưa kể sản phẩm chủ lực là sầu riêng VietGAP, riêng trồng mít xen canh theo kiểu quanh năm ngồi “rung đùi”, anh Tùng cũng kiếm hơn 100 triệu đồng nhờ cơ giới hóa.

31/08/2016
Thành triệu phú miến dong dù không biết chữ Thành triệu phú miến dong dù không biết chữ

Là phụ nữ dân tộc Dao không biết chữ, nhưng với cách nghĩ, cách làm mạnh dạn, sáng tạo, chị Triệu Thị Tá ở xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tạo dựng cho mình thương hiệu miến dong nổi tiếng, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng.

01/09/2016