Nông Dân Krông Nô Làm Giàu Từ Trồng Ngô

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Krông Nô đã trở nên khấm khá, nhờ có thu nhập cao từ sản xuất ngô thương phẩm. Mỗi năm, với 1 ha ngô, trừ mọi chi phí, người trồng có lãi từ 40-50 triệu đồng. Từ sản xuất ngô, cuộc sống của bà con ngày càng ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trước đây, cũng giống như nhiều hộ nông dân khác trong xã, gia đình ông Nguyễn Thành Trung ở thôn Xuyên Hải, xã Đức Xuyên chủ yếu trồng lúa để lo cái ăn trước mắt. Nhưng đến khi không còn lo thiếu gạo nữa thì ông mới nhận ra gần 2 ha đất bồi ven sông không giúp gia đình ông khá giả được.
Nhận thấy việc trồng ngô trên đất bãi bồi hiệu quả, ông đã tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đầu tư thâm canh nên vụ nào năng suất ngô của gia đình cũng đạt khá cao và ổn định. Mỗi năm, ruộng nhà ông trồng được 2 vụ ngô. Trong đó, vụ mùa là vụ sản xuất chính.
Nhờ có hệ thống kênh tưới tiêu nên cây ngô ở xã Nâm N’đir (Krông Nô) đạt năng suất cao và ổn định
Theo tính toán của ông Trung, với 2 ha ngô thì mỗi năm đều thu hoạch đạt khoảng 28 tấn. Với giá bán trung bình 6.000 đồng/kg, tiền bán ngô mỗi năm đạt trên dưới 150 triệu đồng. Trừ đi các khoản đầu tư, gia đình ông còn lãi khoảng 100 triệu đồng.
Tương tự, gia đình ông Đặng Thế Hùng cũng ở thôn Nam Thanh, xã Nâm N’đir cũng trồng hơn 1,5 ha ngô, mỗi vụ cho thu hoạch được gần 16 tấn ngô thương phẩm.
Ông Hùng nói: “Vụ đông xuân này, mặc dù thời tiết khá thất thường, nắng nóng kéo dài nhiều ngày khi cây ngô chuẩn bị trổ cờ, nhưng với ruộng ngô của gia đình tôi vẫn chống chịu được, nên tôi dự đoán năng suất bình quân có khả năng đạt từ 8 đến 11 tấn/ha”.
Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì nhờ khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương khá phù hợp với cây ngô, trình độ thâm canh ngô của bà con trên địa bàn cũng ngày càng được nâng cao. Các giống ngô lai đã được người dân lựa chọn, đưa vào trồng đại trà và hiện chiếm khoảng 98% diện tích. Vì vậy, cây ngô đã thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương khoảng gần 10 năm trở lại đây.
Diện tích cây ngô ở địa phương được mở rộng, không những góp phần nâng cao sản lượng cây lương thực mà còn thay thế dần diện tích cây sắn, cây đậu đỗ kém năng suất của địa phương. Trong vụ mùa năm 2013 vừa qua, toàn huyện đã gieo trồng 9.000 ha; còn vụ đông xuân năm nay, người dân đã đưa vào gieo trồng đại trà các giống ngô lai như DK414, DK9901, C919, CP888, LVN10...
Với diện tích khoảng 1.900 ha, sản lượng ước khoảng 15.000 tấn. Với ưu thế vượt trội hơn so các loại cây trồng khác nên cây ngô thương phẩm được nông dân trong huyện chú trọng đầu tư thâm canh, tăng năng suất một phần cũng nhờ huyện vận động nông dân mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, liên kết với doanh nghiệp đưa các giống năng suất cao, chất lượng tốt vào canh tác.
Bên cạnh đó, một yếu tố góp phần giúp nông dân yên tâm sản xuất, đó là nhờ đầu ra tương đối ổn định, các dịch vụ sau thu hoạch đã được cơ giới hóa và rất linh hoạt đã giúp cho việc thu hoạch của bà con được dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm

Gần 10 năm nay, hơn 120ha lúa ở xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh luôn rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng từ vụ hè thu sang vụ đông xuân. Làm nông không đạt, nhiều gia đình phải tha phương kiếm sống. Những người già, trẻ em còn bám trụ lại vẫn nhọc nhằn với mảnh ruộng khô cằn, thiếu nước quanh năm.

Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.

Từ chỗ quanh năm chỉ biết đốt nương làm rẫy, một năm may ra chỉ đủ ăn từ 3 đến 5 tháng thì nay nhờ vào cây sắn mà cuộc sống của người dân vùng Lìa đã khởi sắc, không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà nhiều hộ đã làm giàu từ cây sắn trên vùng đất khó ngày nào.

Trong những ngày này, đến thôn Tân Trại I, xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) chúng tôi chứng kiến không khí lao động thật sôi nổi, nhà nào cũng đầu tư trồng hồ tiêu. Bên cạnh việc thu mua cây choái bản địa, nhiều hộ còn ra tận Hà Tĩnh, Nghệ An để mua cây choái. Giá một cây choái hiện tại giao động từ 150 đến 180 ngàn đồng, cao gấp 10 lần so với 5 năm về trước nhưng vẫn được nông dân đầu tư.

Từ nay đến tháng 2-2015, Vinamilk sẽ nhập thêm 3.000 con bò sữa và đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại công nghệ cao tại Tây Ninh, Hà Tĩnh và Thanh Hóa, dự kiến với tổng số 9 trang trại sẽ đáp ứng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong nước.