Nông Dân Krông Nô Làm Giàu Từ Trồng Ngô
Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Krông Nô đã trở nên khấm khá, nhờ có thu nhập cao từ sản xuất ngô thương phẩm. Mỗi năm, với 1 ha ngô, trừ mọi chi phí, người trồng có lãi từ 40-50 triệu đồng. Từ sản xuất ngô, cuộc sống của bà con ngày càng ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trước đây, cũng giống như nhiều hộ nông dân khác trong xã, gia đình ông Nguyễn Thành Trung ở thôn Xuyên Hải, xã Đức Xuyên chủ yếu trồng lúa để lo cái ăn trước mắt. Nhưng đến khi không còn lo thiếu gạo nữa thì ông mới nhận ra gần 2 ha đất bồi ven sông không giúp gia đình ông khá giả được.
Nhận thấy việc trồng ngô trên đất bãi bồi hiệu quả, ông đã tìm tòi học hỏi kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đầu tư thâm canh nên vụ nào năng suất ngô của gia đình cũng đạt khá cao và ổn định. Mỗi năm, ruộng nhà ông trồng được 2 vụ ngô. Trong đó, vụ mùa là vụ sản xuất chính.
Nhờ có hệ thống kênh tưới tiêu nên cây ngô ở xã Nâm N’đir (Krông Nô) đạt năng suất cao và ổn định
Theo tính toán của ông Trung, với 2 ha ngô thì mỗi năm đều thu hoạch đạt khoảng 28 tấn. Với giá bán trung bình 6.000 đồng/kg, tiền bán ngô mỗi năm đạt trên dưới 150 triệu đồng. Trừ đi các khoản đầu tư, gia đình ông còn lãi khoảng 100 triệu đồng.
Tương tự, gia đình ông Đặng Thế Hùng cũng ở thôn Nam Thanh, xã Nâm N’đir cũng trồng hơn 1,5 ha ngô, mỗi vụ cho thu hoạch được gần 16 tấn ngô thương phẩm.
Ông Hùng nói: “Vụ đông xuân này, mặc dù thời tiết khá thất thường, nắng nóng kéo dài nhiều ngày khi cây ngô chuẩn bị trổ cờ, nhưng với ruộng ngô của gia đình tôi vẫn chống chịu được, nên tôi dự đoán năng suất bình quân có khả năng đạt từ 8 đến 11 tấn/ha”.
Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì nhờ khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương khá phù hợp với cây ngô, trình độ thâm canh ngô của bà con trên địa bàn cũng ngày càng được nâng cao. Các giống ngô lai đã được người dân lựa chọn, đưa vào trồng đại trà và hiện chiếm khoảng 98% diện tích. Vì vậy, cây ngô đã thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương khoảng gần 10 năm trở lại đây.
Diện tích cây ngô ở địa phương được mở rộng, không những góp phần nâng cao sản lượng cây lương thực mà còn thay thế dần diện tích cây sắn, cây đậu đỗ kém năng suất của địa phương. Trong vụ mùa năm 2013 vừa qua, toàn huyện đã gieo trồng 9.000 ha; còn vụ đông xuân năm nay, người dân đã đưa vào gieo trồng đại trà các giống ngô lai như DK414, DK9901, C919, CP888, LVN10...
Với diện tích khoảng 1.900 ha, sản lượng ước khoảng 15.000 tấn. Với ưu thế vượt trội hơn so các loại cây trồng khác nên cây ngô thương phẩm được nông dân trong huyện chú trọng đầu tư thâm canh, tăng năng suất một phần cũng nhờ huyện vận động nông dân mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, liên kết với doanh nghiệp đưa các giống năng suất cao, chất lượng tốt vào canh tác.
Bên cạnh đó, một yếu tố góp phần giúp nông dân yên tâm sản xuất, đó là nhờ đầu ra tương đối ổn định, các dịch vụ sau thu hoạch đã được cơ giới hóa và rất linh hoạt đã giúp cho việc thu hoạch của bà con được dễ dàng hơn.
Related news
Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.
Gần đây có nông dân đột phá với mô hình trồng ổi xốp Đài Loan cho năng suất và lợi nhuận cao, đó là anh Cao Trung Kiên (người bên trái) - ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.
Diện tích chè này được áp dụng công nghệ chăm sóc, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GAP, tạo vùng nguyên liệu chè an toàn (khoảng 1.600 - 2.000 tấn chè nguyên liệu/năm, tương đương 400 - 500 tấn chè thành phẩm/năm) đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Mỹ và châu Âu.
Hiện đã thu hoạch được gần 6.000 ha, diện tích thiệt hại trên tôm nuôi là dưới 30%. Có thể thấy năm nay vùng nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng đã có dấu hiệu hồi phục nhờ áp dụng tốt các biện pháp đối phó với thời tiết và có biện pháp nuôi an toàn. Điều đáng lo ngại hiện nay là người nuôi tôm vẫn có xu thế thả giống tiếp tục, bởi giá tôm ở mức khá hấp dẫn.
Theo Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT), ngành cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch nói chung mới đóng góp khoảng 12% - 15% trong chuỗi giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.