Nông Dân Khẩn Trương Xuống Giống Khoai Lang Vụ 2

Nhờ khoai có giá nên sau khi thu hoạch xong vụ thứ 1, bà con nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) khẩn trương làm đất xuống giống tiếp vụ 2/2014.
Tuần qua, bà con đã trồng thêm được 171ha, nâng diện tích xuống giống từ đầu năm đến nay lên 7.771ha, so cùng kỳ tăng 1.515ha. Chủng loại giống được nông dân chọn trồng nhiều vẫn là khoai tím Nhật, ước chiếm đến 97% diện tích xuống giống.
Nhằm đảm bảo nông dân sản xuất có lời, Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện đề nghị các xã trên địa bàn khuyến cáo bà con nên trồng đa dạng giống khoai trên đồng để hạn chế khủng hoảng thừa, dễ gặp rủi ro về giá cả.
Bên cạnh khoai lang, tuần qua, nông dân địa phương cũng xuống giống thêm 67ha các loại hoa màu khác, nâng diện tích màu 2014 đến nay lên 10.532ha, đạt 60,17% kế hoạch, so cùng kỳ năm 2013 tăng 1.864ha. Trong đó, màu luân canh trên đất lúa chiếm 8.521ha, đạt 84,20% kế hoạch, so cùng kỳ nhiều hơn 1.451ha.
Thời gian qua, nhờ có định hướng đúng của địa phương, nông dân mạnh dạn đưa cây màu xuống ruộng, đa dạng hóa cây trồng; góp phần nâng dần thu nhập, cải thiện mức sống nông hộ, từng bước giúp các xã thực hiện tiêu chí về thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Cơn bão số 1 diễn ra vào những ngày đầu năm 2013 đã làm hàng nghìn ha điều đang giai đoạn nở hoa, ra hạt ở huyện Đức Linh (Bình Thuận) bị thiệt hại nặng. Anh Trần Minh Cường ở xã Trà Tân cho biết, trước khi bão đến, hơn 2 ha điều của gia đình anh ra hoa đều, bông to báo hiệu một năm được mùa.

Mô hình trồng ngô (bắp) thu trái non kết hợp với nuôi bò đang được triển khai ở nhiều địa phương tỉnh An Giang. Cây ngô sau khi thu trái non, thân vẫn còn rất non, mềm, lá vẫn còn rất xanh và nhiều dinh dưỡng nên cho bò ăn rất hiệu quả...

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển nấm ăn, nấm thương phẩm, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đạt được kết quả khả quan. Nhưng hiện nay, nhiều hộ trồng nấm bỏ lán trại chuyển sang nghề khác, lãng phí lớn nguồn lực đầu tư.

Những năm gần đây, mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được ngành chức năng khuyến cáo nông dân thực hiện. Theo đó, nhiều CĐML từ vài chục đến hơn 100ha được thành lập, nông dân đã cùng nhau liên kết để sản xuất. Đây là mô hình làm ăn tập thể theo kiểu mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với tổng giá trị đầu tư gần 2,4 triệu euro, trong đó Liên minh châu Âu (EU) tài trợ gần 1,9 triệu euro, dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) đã được khởi động tại TP. Hồ Chí Minh ngày 2-8.