Nông Dân Khẩn Trương Xuống Giống Khoai Lang Vụ 2

Nhờ khoai có giá nên sau khi thu hoạch xong vụ thứ 1, bà con nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) khẩn trương làm đất xuống giống tiếp vụ 2/2014.
Tuần qua, bà con đã trồng thêm được 171ha, nâng diện tích xuống giống từ đầu năm đến nay lên 7.771ha, so cùng kỳ tăng 1.515ha. Chủng loại giống được nông dân chọn trồng nhiều vẫn là khoai tím Nhật, ước chiếm đến 97% diện tích xuống giống.
Nhằm đảm bảo nông dân sản xuất có lời, Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện đề nghị các xã trên địa bàn khuyến cáo bà con nên trồng đa dạng giống khoai trên đồng để hạn chế khủng hoảng thừa, dễ gặp rủi ro về giá cả.
Bên cạnh khoai lang, tuần qua, nông dân địa phương cũng xuống giống thêm 67ha các loại hoa màu khác, nâng diện tích màu 2014 đến nay lên 10.532ha, đạt 60,17% kế hoạch, so cùng kỳ năm 2013 tăng 1.864ha. Trong đó, màu luân canh trên đất lúa chiếm 8.521ha, đạt 84,20% kế hoạch, so cùng kỳ nhiều hơn 1.451ha.
Thời gian qua, nhờ có định hướng đúng của địa phương, nông dân mạnh dạn đưa cây màu xuống ruộng, đa dạng hóa cây trồng; góp phần nâng dần thu nhập, cải thiện mức sống nông hộ, từng bước giúp các xã thực hiện tiêu chí về thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.
Related news

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 13 cơ sở, vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Trong đó, có 4 cơ sở cây ăn trái, 2 cơ sở rau màu và 7 cơ sở thủy sản. Nông sản đạt chứng nhận GlobalGAP trên cây ăn trái chủ yếu trên bưởi Năm Roi, cam sành, nhãn, chôm chôm, mận, xoài,…

Với giá bán 3.800-6.000 đồng/kg dưa hấu, vụ dưa hấu cuối cùng trong năm của bà con đất cồn (thuộc xã An Thủy - Ba Tri, Bến Tre) được đánh giá là có lãi khá cao. Do đặc thù của vùng đất, từ nhiều năm nay, bà con đất cồn không trồng vụ dưa hấu Tết vì “đụng hàng” với dưa của miền Đông và các tỉnh lân cận.

Sau nhiều năm năng suất tôm trên đất trồng lúa kém hiệu quả, ông Ngô Văn Hùng, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau), sáng tạo bằng cách chia nhỏ vuông tôm để nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến, kết quả năng suất tôm tăng trên 50%, lúa đạt trên 20 giạ/công.

Đến với ong là một sự tình cờ và gắn bó với nó như một cái duyên. Nhưng cái duyên đó đã mang lại thu nhập cao cho gia đình ông Phùng Văn Bắt, thôn Đoàn Kết, xã Hòa Sơn, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn An Giang Đoàn Ngọc Phả, nguyên nhân do giá bán máy còn quá cao (bao gồm cả máy kéo khoảng 500 triệu đồng), trong khi thời gian hoạt động của máy san đất chỉ vài ngày sau thu hoạch vụ lúa đông xuân nên nông dân ngại đầu tư vì chậm thu hồi vốn.