Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Huyện Lak Điêu Đứng Vì Giống Ngô Kém Chất Lượng

Nông Dân Huyện Lak Điêu Đứng Vì Giống Ngô Kém Chất Lượng
Ngày đăng: 13/05/2014

Vụ đông xuân vừa qua, nông dân hai xã Dak Nuê và Dak Niêng (huyện Lak, Đắk Lắk) đã gieo trồng giống ngô NK67 được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Syngenta và do Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang cung cấp. Nhưng sau gần 4 tháng gieo trồng, đến khi thu hoạch loại ngô này không cho hạt, gây thiệt hại cho nhiều gia đình.

Theo phản ánh của người dân ở xã Dak Niêng và các thôn Yên Thành 2, buôn Thăm 2 ở xã Dak Nuê, vụ đông xuân năm nay, khi chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng giống ngô trên thì tỷ lệ cây ngô cho hạt rất thấp, năng suất bị sụt giảm từ 30-50%.

Mặc dù người dân gieo trồng, chăm sóc, bón phân đúng kỹ thuật, ruộng ngô phát triển khá tốt, cây cao quá đầu người, bình quân mỗi cây cho ra 2 bắp nhưng đến 2/3 số cây chỉ có 1 bắp ra hạt, còn 1 bắp không có hạt và 1/3 số cây còn lại có bắp mà không có hạt.

Trong khi các vụ đông xuân trước, cùng một chân ruộng, bà con gieo trồng giống ngô VN10 thì bình quân năng suất đạt 8 tấn hạt khô/ha, trừ tất cả chi phí thì người nông dân còn thu lãi từ 20-25 triệu đồng/ha. Còn nay, với giống ngô này, các hộ dân ở đây cao nhất chỉ hòa vốn, thậm chí là lỗ.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lak cho biết: “Tình trạng giống ngô NK67 không hạt, thưa hạt, thụ phấn kết hạt kém không chỉ xảy ra ở xã Dak Nuê mà còn xảy ra ở một số xã khác như Dak Liêng, thị trấn Liên Sơn.

Kết quả kiểm tra theo đơn thư kiến nghị của các hộ dân sử dụng giống ngô NK67 trồng vụ đông xuân 2013-2014 vào ngày 22-4 vừa qua cho thấy: Tại Dak Liêng có 15 hộ và thị trấn Liên Sơn có 1 hộ, trồng tổng cộng 13 ha; trong đó có 3 ha Công ty TNHH Syngenta hỗ trợ giống và 10 ha bà con mua tại các đại lý bán giống của Công ty này. Mức độ thiệt hại từ 20-40% sản lượng.

Từ kết quả này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lak và UBND các xã, thị trấn đã đề nghị Công ty TNHH Syngenta nên có biện pháp hỗ trợ đền bù cho nông dân…”.

Từ chuyện nhập, bán các loại giống ngô, bí năng suất thấp đã xảy ra những năm gần đây, thiết nghĩ ngành nông nghiệp ở các huyện, nhất là các trạm khuyến nông, cần tăng cường quản lý chặt chẽ việc triển khai khảo nghiệm, lựa chọn xây dựng đánh giá chất lượng, hiệu quả các mô hình giống cây trồng mới trước khi nhập, bán cho nông dân gieo trồng, sản xuất để phòng tránh những thiệt hại xảy ra cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tôm Sú, Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Nhẹ Trở Lại Giá Tôm Sú, Tôm Thẻ Chân Trắng Tăng Nhẹ Trở Lại

Tuần qua, giá tôm sú và tôm thẻ chân trắng các loại đồng loạt tăng giá khoảng 5.000 đồng/kg và có xu hướng tiếp tục tăng sau khi giảm giá hơn 10.000 đồng/kg vào cuối tháng 9 vừa qua. Trước tình hình này, nông dân có ao tôm nuôi chuẩn bị thu hoạch vô cùng phấn khởi bởi hứa hẹn một vụ tôm được mùa trúng giá.

28/10/2014
Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm Tồn Kho Nhiều, Giá Bán Đường Tiếp Tục Giảm

Theo Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, tính đến ngày 15/10/2014, đã có 08/41 nhà máy đường đi vào sản xuất. Các nhà máy đã ép được 416 nghìn tấn mía, sản xuất được 36,8 nghìn tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng múa ép tăng 64 nghìn tấn, lượng đường tăng 7,1 nghìn tấn.

28/10/2014
Cam Vinh Chưa Chính Vụ Hà Nội Đã Loạn Hàng Giả Cam Vinh Chưa Chính Vụ Hà Nội Đã Loạn Hàng Giả

Những ngày cuối tháng 10, chị Vũ Thị Nga (đường Nguyễn Ngọc Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội) vô cùng vui mừng khi lô cam Vinh đầu tiên ông ngoại gửi cho hai đứa trẻ nhà chị ra đến nơi. Ông nhắn, cam giờ vào mùa, hai tuần ông gửi cam ra một lần.

28/10/2014
Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Đệm Lót Sinh Học Đem Lại Nhiều Lợi Ích

Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.

28/10/2014
Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó Chuyển Đổi Cây Điều Ở Đắk R’lấp Đang Gặp Khó

Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.

28/10/2014