7 thách thức đối với sản xuất thuỷ sản toàn cầu

Biên độ nhiệt và lượng khí thải CO2 tiếp tục xu hướng tăng cao, do đó độ tập trung 1 loài cá nhất định trong mỗi khu vực sẽ giảm.
Biến đổi khí quyển cũng sẽ có tác động đến các chất hóa học của đại dương. Đại dương bị axit hoá và nồng độ oxy giảm đi, làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.
Các loài thuỷ sản nước ấm với kích thước nhỏ hơn sẽ tăng.
Các cơ quan quản lý nghề cá vẫn nhận ra, xem xét các thách thức sau:
- Khí thải CO2 gây ra các biến đổi về tính chất của đại dương: Thay đổi về nhiệt độ, tính axit, hàm lượng oxy trong nước biển. Những biến đổi này xảy ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với hàng nghìn năm trước.
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển và thủy sản toàn cầu, tác động lên tất cả các loài động vật cấp thấp đến loài cấp cao.
- Lượng khí CO2 ngày càng tăng nên ảnh hưởng của biến đổi khí hậu càng rõ rệt.
- Hoạt động khai thác cũng gây sức ép đáng kể lên hệ sinh thái biển, thay đổi đa dạng sinh học và cấu trúc chuỗi thức ăn, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững
- Tác động của biến đổi khí hậu đi liền với lạm thác
- Nuôi trồng thủy sản đang phát triển nhanh chóng nhằm thay thế thủy sản khai thác. Tuy nhiên, chúng ta chưa hiểu biết đầy đủ về tác động hoạt động này, ví dụ tác động dài hạn đối với bền vững sinh thái và xã hội
- Phát triển thủy sản bền vững đòi hỏi phải tăng cường thực thi luật thủy sản quốc tế và các công cụ quản lý biển
Nhiều giải pháp được đưa ra như cải thiện việc quản lý biển để đảm bảo khai thác bền vững và hạn chế lượng khí thải.
Theo FAO, đa dạng hóa các công cụ quản lý nghề cá, tăng cường phối hợp thực hiện các quy định thủy sản quốc tế và các quy định hoạt động hàng hải khác có thể tạo nên khác biệt lớn, mang lại hiệu quả đối với thủy sản toàn cầu.
Có thể bạn quan tâm

Nền nhiệt xấp xỉ 40 độ C trong những ngày vừa qua ở Nghệ An đã khiến cho tôm ở các đầm nuôi tôm tại huyện Quỳnh Lưu, TX. Hoàng Mai, xã Hưng Hòa (TP. Vinh) chết hàng loạt; diện tích ngô ở nhiều địa phương cũng bị khô cháy...

Cá lóc đầu nhím (được lai giữa cá lóc đen và cá lóc môi trề) đã trở thành đối tượng nuôi quen thuộc của nông dân đồng bằng sông Cửu Long. Với ưu điểm vượt trội như dễ nuôi, năng suất cao, thịt ngon và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, cá lóc đầu nhím cũng đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo.

Hiện nay, cua xanh đang là đối tượng được bà con nuôi rộng rãi ở các vùng nuôi thủy sản trong tỉnh Phú Yên. Do nhu cầu nuôi tăng cao nên đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 50 cơ sở sản xuất giống cua xanh để cung cấp cho người nuôi.

Hiện đang vào mùa sinh sản của cá sấu, theo khảo sát ngày 2-6 thì giá cá sấu giống đang ở mức rất cao, khoảng 600.000 đồng/con (mới nở 2 - 3 ngày tuổi), tương đương năm 2014.

Kim ngạch xuất khẩu 2 mặt hàng chiến lược của tỉnh An Giang (gạo, cá tra) trong 5 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 196,4 triệu USD, thấp hơn nhiều so cùng kỳ. Nếu những tháng cuối năm xuất khẩu không tiến triển tốt, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng chung của tỉnh.