Nông dân hào hứng với ngày hội chăm sóc ruộng đồng
Ngày hội do Công ty CP PB Miền Nam tổ chức nhằm tạo sân chơi sảng khoái sau những ngày làm đồng cực nhọc của bà con qua đó giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới của Phân bón Miền Nam.
Tại đây nông dân còn được tham gia nhiều hoạt động vui chơi sôi nổi và thưởng thức các tiết mục văn nghệ hấp dẫn và các trò chơi thú vị.
Ngoài ra, các cán bộ kỹ thuật của Phân bón Miền Nam cũng trả lời những thắc mắc liên quan đến công dụng, cách bón phân hợp lý và dinh dưỡng cho cây trồng nhằm có một vụ mùa bội thu.
Nhiều bà con cũng may mắn nhận được những phần quà có giá trị như Tivi Samsung 40 inch, Tủ lạnh Electrolux, nồi cơm điện … trong chương trình bốc thăm trúng thưởng “Rộn rã mùa vàng”.
“Chăm sóc ruộng đồng - Đón mùa bội thu” tại Kiên Giang là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện được Cty CP Phân bón Miền Nam tổ chức liên tục tại 6 tỉnh từ ngày 7/11 đến ngày 12/12.
Có thể bạn quan tâm
Với mục tiêu giúp các hộ chăn nuôi giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng, giảm chi phí thức ăn khoảng 10-15%, từ đó nâng cao giá trị sản xuất trong chăn nuôi lợn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với trạm khuyến nông các huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, tổ chức thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng, tại 46 hộ thuộc 3 huyện trên, với quy mô 5-10 con/hộ.
Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành, tỉnh Long An đã thu hoạch xong 2.780ha tôm, đạt hơn 80% diện tích nuôi. Nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 500 triệu đồng/ha.
Ngày 31-7 giá tiêu trung bình tại các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ đã lên mức 187.000-188.000 đồng/kg trong khi giá bán tại các hộ bảo quản tốt, độ ẩm dưới 12% là 200.000 đồng/kg.
Quang Bình là một huyện có các tiềm năng lợi thế về đất đai, lực lượng lao động dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có 2 tuyến đường quan trọng, đó là Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 183 chạy qua, nối từ Quốc lộ 2 với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái.
Cua đồng có giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn phổ biến dân dã. Hiện nay, do khai thác quá mức và không có ý thức bảo vệ, tái tạo nên cua đồng trong tự nhiên ngày càng khan hiếm.