Cơ giới hóa 84% khâu thu hoạch lúa

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp.
Theo Sở NN&PTNT, nhiều nông dân trong tỉnh Bạc Liêu đã ứng dụng máy móc vào sản xuất từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch.
Hiện, toàn tỉnh có 3.751 máy cày các loại, 250 máy gặt đập liên hợp, 1.952 máy suốt lúa, 165 máy sấy lúa, 657 máy và 9.731 bình bơm phun thuốc bảo vệ thực vật, 72.565 máy bơm nước...
Đến nay, nông dân trong tỉnh đã cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 84% khâu thu hoạch lúa.
Trong đó, máy gặt đập liên hợp trong tỉnh đáp ứng 23,5% và máy gặt đập liên hợp ngoài tỉnh đáp ứng 60,5%.
Bên cạnh đó, có 75% sản lượng lúa được sấy. Trong đó, lò sấy trong tỉnh đáp ứng khoảng 13% và lò sấy ngoài tỉnh đáp ứng khoảng 62%.
Có thể bạn quan tâm

Mùa xuân trăm hoa đua nở, nhưng vẫn khiến những người nuôi ong mật trên đất SaPa (Lào Cai) “đi ra thở ngắn, đi vào thở dài”. Cũng chỉ tại “ông trời” gây mưa tuyết trung tuần tháng 12/2013 đã giết chết hầu hết số ong nuôi lấy mật.

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, ngày 8/4/2014, nhãn hiệu Khoai lang Đồng Thái của xã Đồng Thái, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã chính thức được Sở KH&CN Hà Nội công bố, mở ra một tương lai mới cho cây trồng truyền thống này.

Đây là mô hình sản xuất lúa đầu tiên ở tỉnh Vĩnh Long và là mô hình sản xuất lúa thứ 5 ở ĐBSCL vừa được Trung tâm Chất lượng nông- lâm- thủy sản Vùng 6 cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, sau hơn một năm trồng thử nghiệm, một loại rau có tên là rau dây hương chủ yếu được phân bổ ở miền núi phía Bắc đã “đứng chân” được trên đất Nam Tây Nguyên - Lâm Đồng.

Kết hợp việc ứng dụng nấm xanh Ometar cùng mô hình trồng hoa bờ ruộng góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cây lúa