Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Điêu Đứng Vì Bảo Hiểm Tôm Nuôi

Nông Dân Điêu Đứng Vì Bảo Hiểm Tôm Nuôi
Ngày đăng: 14/08/2013

Tôm chết kéo dài, không còn vốn tái sản xuất, kinh tế gia đình gặp khó khăn, nhưng người nuôi tôm công nghiệp (NTCN) vẫn phải mỏi mòn chờ số tiền được chi trả theo hợp đồng bảo hiểm. Nó giống như một món nợ xấu mà trước nay nông dân mới lần đầu gặp phải.

“Vay nóng bên ngoài là lựa chọn của nhiều người nuôi tôm lúc này. Người nuôi tôm rất vui mừng vì Chính phủ chỉ đạo triển khai bảo hiểm trên tôm nuôi. Thế nhưng, công ty bảo hiểm đang quay lưng, người dân chúng tôi phải đối mặt rất nhiều khó khăn”, ông Trương Hoàng Nam, ấp An Ninh A, xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi, bức xúc. 

Nợ khó đòi?

Anh Phạm Minh Quang, ấp An Ninh A, xã Tạ An Khương Nam, huyện Đầm Dơi, phân trần, chính sách bảo hiểm là điểm tựa cho người nuôi tôm khi bị rủi ro. Bởi nạn tôm chết xảy ra trong hơn 2 năm qua chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Vì thế, bảo hiểm được xem là “chiếc phao” để giúp người dân có tôm nuôi bị chết có cơ hội tái sản xuất.

Ông Trương Hoàng Nam bộc bạch: “Tôi phải đi vay nóng trên 20 triệu đồng để thả con giống, mua bảo hiểm. Nhưng sự thật không như tôi mong đợi. Hiện nay bà con trong ấp này đều gặp khó khăn. Ao nuôi đã bỏ phế bởi còn phải lo cho 2 bữa ăn hằng ngày”.

Không khí ảm đạm trước cảnh tôm chết mà không được thanh toán tiền bảo hiểm không những bao trùm lên những nông dân nuôi tôm mà chính quyền địa phương cũng méo mặt.

Chủ tịch UBND xã Lương Thế Trân (huyện Cái Nước) Lê Minh Chánh cho biết, toàn xã hiện có trên 10 ha không thể tái sản xuất, ao đầm đang phơi mưa gió từ nhiều tháng qua vì đang đợi tiền bồi thường từ bảo hiểm.

Anh Nguyễn Văn Ngọt, công an viên ấp Trung Thành, đã xin thôi việc để lo kinh tế gia đình bởi 2 ao tôm của anh bị thiệt hại và anh đang trông chờ vào số tiền bồi thường trên 180 triệu đồng từ Công ty Bảo hiểm Bảo Minh mà đúng ra anh được nhận từ 4 tháng trước.

Người nuôi tôm đang đứng trước những khó khăn về các khoản nợ thức ăn, hoá chất và ngân hàng buộc phải trả sau khi vụ nuôi bị thiệt hại. Trong khi đó, tiền bồi hoàn từ bảo hiểm tôm nuôi không được chi trả.

Ông Trương Hoàng Nam bức xúc: “Người dân yêu cầu Bảo Minh giải ngân sớm, không thể trừ 60% tiền bồi thường của chúng tôi. Chấp nhận “chơi” thì phải làm đúng luật, chứ mai đưa ra mức thanh toán này, mốt đưa ra mức thanh toán khác mà không đúng như hợp đồng đã ký kết, thì chính sách này liệu có được thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích?”.

Cần sự vào cuộc của ngành chức năng

Người dân đang rất bức xúc việc Công ty Bảo Minh trừ phần trăm (%) mà trong hợp đồng không hề thể hiện. Theo đó, văn bản khấu trừ % mà phía Công ty Bảo Minh đưa ra áp dụng không có cơ sở pháp lý và chưa được thảo luận cùng người dân mà tự quyết lấy. Không cho người dân đứng vào đàm phán, do đó, người dân bức xúc và yêu cầu Bảo Minh sớm chi trả theo đúng hợp đồng.

Trước những thiệt thòi trên, các hộ nuôi tôm đến trao đổi với Công ty Bảo Minh Cà Mau về cách khấu trừ trên phần tiền của hộ nuôi thực lãnh và yêu cầu công ty giải trình nguyên nhân. Đại diện Công ty Bảo Minh Cà Mau cho rằng, hồ sơ chậm là chờ xét duyệt của Ban chỉ đạo tỉnh.

Thế nhưng, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó Ban Chỉ đạo Chương trình thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên tôm, khẳng định: “Cần phải xem xét lại các hợp đồng của Công ty Bảo Minh Cà Mau trong thời gian qua vì đã tự ý bố trí thương lượng giảm trừ % với người dân, đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Một số trường hợp có nhiều ao, số ao bị thiệt hại dưới 50 ngày đúng ra phải bồi thường trước cho dân nhưng Bảo Minh không làm mà lại kéo dài thời gian, ép dân khấu trừ vào loại tôm bị thiệt hại trên 50 ngày tuổi”.

“Hợp đồng của chúng tôi đã ký kết thì phải chi trả cho đúng chứ không có lý do gì thay đổi với mức khấu trừ cao hơn. Đề nghị Bảo Minh sớm chi trả để chúng tôi có vốn tái sản xuất”, ông Phạm Minh Quang bức xúc./.

Theo quy định tỷ lệ mức độ thương lượng của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Minh đưa ra áp dụng cho tôm ở giai đoạn từ 50 đến 52 ngày tuổi giảm trừ 15-20% số tiền bồi thường sau khi khấu trừ. 53-55 ngày, 56-58 ngày, 59-61 ngày giảm lần lượt 30%, 45%, 50%. Và sau ngày 61, thương lượng giảm 60% số tiền bồi thường sau khi khấu trừ. Với cách trừ này, 100% hộ nuôi tôm tham gia bảo hiểm đều bức xúc và không đồng tình.


Có thể bạn quan tâm

Muối tồn 540.000 tấn Muối tồn 540.000 tấn

Theo báo cáo mới nhất của Bộ NNPTNT, tính đến 20.9 diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 15.172ha. Trong đó, diện tích muối thủ công đạt 11.260ha, tăng 85ha so với cùng kỳ 2014; Diện tích muối công nghiệp đạt 3.912ha, tăng 273ha.

06/10/2015
Dấu ấn phong trào nông dân giúp nhau làm giàu, giảm nghèo Dấu ấn phong trào nông dân giúp nhau làm giàu, giảm nghèo

Cuối tuần qua, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Hội Nông dân (ND) tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN;

06/10/2015
Thiếu mắt xích kết nối nông dân - thị trường Thiếu mắt xích kết nối nông dân - thị trường

Thực tế ở nước ta là doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư vào nông nghiệp ít, làm thiếu đi một mắt xích quan trọng kết nối nông dân sản xuất nhỏ với thị trường.

06/10/2015
Đưa nước sạch về nông thôn Đưa nước sạch về nông thôn

Suốt quãng đường 38 năm hoạt động, Công ty TNHH MTV Cấp nước và xây dựng Quảng Trị (Công ty Cấp nước Quảng Trị) đã có nhiều đóng góp trong việc cung cấp nước sạch cho người dân, nhất là người dân ở nông thôn.

06/10/2015
Niềm vui an cư ở quê cũ Niềm vui an cư ở quê cũ

10 năm trước, đang sinh sống tại huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định), hàng chục hộ dân người Ba Na bỗng dưng di cư về huyện đồng bằng Phù Cát (quê cũ) dựng nhà, lập nghiệp. Cũng nhờ chính quyền xã quan tâm mà đồng bào đã an cư lạc nghiệp...

06/10/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.