Nông Dân Đắk Rlấp Chú Trọng Chăm Sóc Cây Trồng Vụ Đông Xuân
Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk R’lấp thì vụ đông xuân năm 2014-2015, địa phương đã gieo trồng được hơn 450 ha cây trồng các loại. Vào thời điểm này, bà con đã, đang tích cực bón phân, làm cỏ, phun thuốc trừ sâu để bảo vệ cây trồng.
Tại xã Đắk Wer, tranh thủ thời tiết nắng ráo, nông dân tích cực ra đồng để thăm, làm cỏ lúa. Ông Lê Xuân, ở bon Bu N’Đor cho biết: “Năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi nên vào đầu vụ, gia đình tôi đã xuống giống sớm hơn một thời gian so với kế hoạch.
Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.
Còn bà Đinh Thị Dưng đang làm cỏ cho diện tích lúa kế bên cũng cho hay: “Vụ đông xuân này, gia đình tôi trồng trên 1,5 sào lúa nước. Vụ này, trước khi bước vào gieo cấy, gia đình tôi đã làm đất, cách ly theo đúng thời gian mới gieo cấy, hi vọng sẽ giảm được sâu bệnh. Hơn nữa, theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp là sử dụng giống có năng suất nên tôi đã mua giống lúa lai về gieo cấy. Gia đình tôi thường xuyên thay nhau thăm đồng, kiểm tra mực nước trong ruộng, phun thuốc phòng sâu bệnh, nhằm giúp cây lúa sinh trưởng nhanh”.
Theo ông Lê Viết Sỹ, Chủ tịch UBND xã Đắk Wer thì nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất vụ mùa, cùng với công tác kiểm tra, theo dõi, nắm bắt tình hình chăm sóc cây trồng của đồng bào để kịp thời đưa ra biện pháp can thiệp, xã cũng đã thường xuyên phối hợp với ngành Nông nghiệp huyện triển khai xây dựng các mô hình, tập huấn hướng dẫn đồng bào phát triển sản xuất. Việc tăng cường vận động bà con sản xuất đúng thời vụ, thường xuyên thăm đồng và áp dụng hiệu quả các biện pháp khoa học kỹ thuật, phòng chống sâu bệnh cũng được địa phương tích cực triển khai.
Tương tự, tại xã Kiến Thành, người dân đã, đang ra sức chăm sóc, bảo vệ cây trồng. Gia đình anh Lê Duy Mẫn, ở thôn 3 cho biết: “Gia đình tôi đã tiến hành làm đất, cày ải, xử lý mầm bệnh nhằm hạn chế sâu bệnh có thể xảy ra trong vụ này. Bên cạnh đó, tôi còn được Trạm Khuyến nông hướng dẫn cách phát hiện, phòng trừ sâu bệnh nên đã chủ động được công tác chăm sóc”.
Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk R’lấp thì trong vụ đông xuân này, với những diện tích lúa xuống giống sớm, địa phương đã động viên bà con ra đồng thường xuyên, tích cực phát hiện và diệt trừ triệt để các loại sâu bệnh gây hại nhằm tránh lây lan sang các vùng khác. Huyện cũng tổ chức tập huấn, chỉ đạo người dân thực hiện các biện pháp diệt trừ sâu bệnh theo đúng nguyên tắc, tránh tác dụng ngược lại khi lạm dụng thuốc trừ sâu.
Trên một số cánh đồng lúa có nguy cơ sâu bệnh cao, cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phòng trừ. Nhờ đó, cây trồng đang được bảo vệ và phát triển bình thường. Ngoài ra, để hạn chế sâu bệnh, ngay từ đầu vụ, huyện đã chỉ đạo không gieo cấy quá dày, việc cung cấp chất dinh dưỡng, nhất là đạm phải hợp lý, cân đối. Còn đối với một số diện tích rau màu khác, địa phương đã hướng dẫn cách chăm sóc ngay từ đầu vụ nên bà con đã yên tâm hơn trong việc mở rộng diện tích.
Có thể bạn quan tâm
Khoảng gần 2 tháng trở lại đây, người chăn nuôi xã Xuân Tình, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) phải chống chọi với một loại bệnh xuất hiện ở lợn mà người dân nơi đây gọi là bệnh nghệ đã làm lợn chết hàng loạt. Theo người dân, biểu hiện ban đầu của bệnh là lợn bỏ ăn, ho, tiêu chảy, vàng da và cuối cùng dẫn đến chết. Tốc độ lây lan của bệnh nhanh đến mức chóng mặt đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.
Từ một nông dân lam lũ, ông Nguyễn Văn Nam (62 tuổi), ở xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã trở thành tỷ phú. Biến đồi hoang thành trang trại chăn nuôi, gia đình ông đạt mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm…
Nhìn chung, tình hình sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp phát triển tương đối ổn định. Giá tôm nguyên liệu ở mức cao. Sản xuất ngày càng được chú trọng theo hướng đa cây, đa con. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được chú trọng và thực hiện nghiêm túc.
Gà VB2 có trọng lượng bình quân 2,7 kg/con, gà mía lai từ 2-2,2 kg/con, gà ri lai từ 1,7-2 kg/con, giá bán cả 3 loại từ 80-85 nghìn đồng/kg...
Tết Trung thu và vụ cua gạch điều cùng diễn ra trong những ngày giữa tháng 8 âm lịch. Cua gạch điều luôn là lựa chọn đầu tiên bởi những thực khách, cũng như khách hàng mua để tặng nhau cùng với bánh Trung thu.” Anh Đoàn Thành - cơ sở thu mua cua gạch điều tại xã An Thủy (Ba Tri - Bến Tre) giao cho một nhà hàng hải sản tại TP. Hồ Chí Minh, lý giải về nguyên nhân tăng giá cua gạch điều hàng năm.