Nông dân chủ động khôi phục diện tích cà phê bị bỏ hoang
Nhiều gia đình đã nghĩ đến phương án phá cà phê để trồng cây khác. Song được chính quyền địa phương tuyên truyền, giải thích lợi ích cây cà phê, nay người dân Quài Nưa, Quài Cang đang tìm cách khôi phục diện tích và chất lượng đồi cà phê vừa đến kỳ thu hoạch.
Ông Vũ Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo, cho biết: Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa không có khả năng chăm sóc diện tích cà phê đã liên kết với nông dân trồng ở 2 xã Quài Cang và Quài Nưa. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi, cuộc sống cho các hộ dân đã góp đất với công ty, huyện đã tăng cường chỉ đạo các xã tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ, thu hái diện tích của gia đình.
Tuy nhiên, cà phê là cây khó tính, đòi hỏi phải chăm sóc đúng quy trình, chi phí đầu tư, chăm sóc lớn, do vậy nhiều hộ dân cần được hỗ trợ để vay vốn mua các trang thiết bị để sản xuất và phát triển cây cà phê. Rất mong mong chính quyền địa phương giúp đỡ, tạo điều kiện để người trồng cà phê ở các xã trên được tạo điều kiện vay vốn thuận lợi, giúp bà con tăng thu nhập từ cây cà phê với hy vọng từng bước xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.
Vụ lúa đông xuân năm nay, 40 hộ dân trong Tổ sản xuất giống ấp 2, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười rất phấn khởi khi thu hoạch lúa trúng mùa, trúng giá. Đó chính là kết quả mà những hộ nông dân này gặt hái được khi tham gia cánh đồng liên kết sản xuất giống với Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang.
Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, ông Phan Văn Nguyên ở ấp 2, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh từng bước xây dựng mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam”, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).
Giữa cánh đồng tràm giống cao sản rộng trên 3 hécta ở KP.4, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, cụ bà Hoàng Thị Vẻ nay đã 75 tuổi với nước da đen sạm đang chậm rãi cắt từng nhánh tràm non (hay còn gọi là hom tràm) giữa trời nắng nóng. Bà Vẻ cho biết, bà theo những người ở cùng KP.4 đi cắt hom tràm thuê được gần 4 năm nay, ngay từ lúc nghề này mới bắt đầu phát triển.