Từng Bước Chấn Chỉnh Quy Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Ở Đồng Tháp
Chiều ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chấn chỉnh quy hoạch vùng nuôi cá tra.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, đến nay toàn tỉnh có 1.437,49 ha diện tích nuôi cá tra, trong đó có 225,90 ha diện tích nuôi ngoài quy hoạch. Nguyên nhân của diện tích nuôi cá tra ngoài vùng quy hoạch là do phần lớn diện tích này đã được người dân thả nuôi từ trước năm 2009 nhưng không nằm trong vùng quy hoạch nuôi cá tra của tỉnh. Mặt khác, tại các địa phương việc quản lý vùng nuôi chưa chặt chẽ, thiếu cương quyết trong xử lý vi phạm dẫn đến việc người dân tự ý nuôi cá ngày càng nhiều trong khi chưa đảm bảo hệ thống xử lý chất thải ra môi trường, tình trạng này tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình, với trên 200 ha.
Để từng bước chấn chỉnh lại diện tích vùng nuôi cá tra, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan chỉ đạo Sở NN&PTNT làm việc với từng doanh nghiệp, tổ chức khảo sát vùng nuôi, tìm hiểu vấn đề xử lý môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh và báo cáo về UBND tỉnh để có giải pháp hiệu quả trong quản lý vấn đề này.
Có thể bạn quan tâm
Mô canh tác lúa của của ông Dương Xuân Quả (Năm Nhã) cả vụ chỉ sử dụng sữa tươi, hột gà và phân lân Địa Long phun cho lúa.
Với kỹ thuật chăn nuôi đơn giản, tiết kiệm chi phí, ruồi lính đen có nhiều lợi ích đối với môi trường, bảo đảm an toàn với vật nuôi và sức khoẻ con người.
Với ưu điểm dễ nuôi, đầu ra ổn định, nhiều hộ dân đang lựa chọn sò huyết để nuôi trong vuông tôm thay vì nuôi tôm, cua theo truyền thống
Khi cây cam đang phải đối diện với bài toán tiêu thụ do diện tích trồng quá lớn, nhiều hộ dân ở Tuyên Quang lựa chọn trồng chanh tứ mùa để phát triển kinh tế.
Chọn được dòng suối trên đỉnh Pù Rinh, ông Sâm thực hiện dự án nuôi cá hồi, cá tầm. Ông là người duy nhất tại tỉnh Thanh Hóa nuôi thành công giống cá này.