Nông dân chủ động khôi phục diện tích cà phê bị bỏ hoang

Nhiều gia đình đã nghĩ đến phương án phá cà phê để trồng cây khác. Song được chính quyền địa phương tuyên truyền, giải thích lợi ích cây cà phê, nay người dân Quài Nưa, Quài Cang đang tìm cách khôi phục diện tích và chất lượng đồi cà phê vừa đến kỳ thu hoạch.
Ông Vũ Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuần Giáo, cho biết: Công ty Cổ phần cà phê Thái Hòa không có khả năng chăm sóc diện tích cà phê đã liên kết với nông dân trồng ở 2 xã Quài Cang và Quài Nưa. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi, cuộc sống cho các hộ dân đã góp đất với công ty, huyện đã tăng cường chỉ đạo các xã tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ, thu hái diện tích của gia đình.
Tuy nhiên, cà phê là cây khó tính, đòi hỏi phải chăm sóc đúng quy trình, chi phí đầu tư, chăm sóc lớn, do vậy nhiều hộ dân cần được hỗ trợ để vay vốn mua các trang thiết bị để sản xuất và phát triển cây cà phê. Rất mong mong chính quyền địa phương giúp đỡ, tạo điều kiện để người trồng cà phê ở các xã trên được tạo điều kiện vay vốn thuận lợi, giúp bà con tăng thu nhập từ cây cà phê với hy vọng từng bước xóa đói giảm nghèo.
Related news

Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.

Tính đến nay, diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.943 ha, đạt 89,3% kế hoạch năm. Sản lượng cá tra 386.910 tấn, đạt 110,46% kế hoạch, năng suất trung bình 366 tấn/ha.

Theo các hộ nuôi lồng bè ở xã Thới Sơn và phường Tân Long (TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), giá cá điêu hồng thương phẩm bất ngờ tăng mạnh trở lại, giúp người nuôi cá thu được lãi cao.

Nhờ đầu tư khoa học, sản xuất đúng quy trình kỹ thuật, nhiều mô hình nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cho hiệu quả kinh tế cao.

Bài học từ những lần thất bại “tối mắt, tối mũi” đã giúp anh Phùng Hoàng Giang (36 tuổi, xã Long Thạnh, H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) thành công với nghề nuôi ba ba giống.