Nông Dân Châu Phú Trúng Giá Cá Lóc Giống
Thời điểm này, người dân ương cá lóc giống ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang rất phấn khởi do cá lóc giống trúng mùa, trúng giá.
Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh An Giang đến tận nơi thu mua cá lóc giống với giá dao động từ 320.000 đến gần 400.000 đồng/kg (tăng hơn khoảng 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ và xuất bán sang thị trường Campuchia.
Theo đa số người ương cá lóc giống ở xã Vĩnh Thạnh Trung, mỗi một cặp cá lóc bố mẹ, mỗi đợt đẻ được từ 2 - 5 kg cá lòng ròng (cá con). Mỗi kg cá lòng ròng dao động từ 2.800 - 3.500 con. Sau khi cá đẻ, người ương chăm sóc khoảng 20 ngày là bán cho thương lái. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi trên dưới 15 triệu đồng, cao hơn 5 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Với diện tích 3.000 m2 ruộng phía sau nhà, cha con ông Nguyễn Văn Phương ở ấp Vĩnh Quý, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú nuôi tổng cộng 130 cặp cá lóc bố mẹ giống đầu nhím, cuối tháng 8/2013, ông Phương xuất bán 114 kg cá lòng ròng, với giá bình quân 350.000 đồng/kg, thu nhập gần 40 triệu đồng; Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc cha con ông Phương thu lãi hơn 30 triệu đồng.
Hiện nay, nông dân huyện Châu Phú đang tận dụng diện tích đất ruộng để ương nuôi cá lóc giống với khoảng gần 100 ha.
Có thể bạn quan tâm
Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.
Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.
Từ đầu năm đến nay thị trường thanh long của tỉnh Bình Thuận bị biến động mạnh, giá sụt giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp, chất lượng sản phẩm giảm làm cho nhiều nhà vườn lao đao…Tìm và mở thị trường mới là nhu cầu cấp bách của thanh long Bình Thuận.
Tại ĐBSCL, vài năm qua đã hình thành các cánh đồng "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", "cánh đồng lúa chất lượng cao" quy mô từ vài hàng chục đến hàng trăm héc-ta…. Từ những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả này, nông dân liên kết thành nhóm, cùng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ.
Tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX), DN sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí nếu so sánh với việc xin cấp chứng nhận xuất xứ như hiện nay. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký EFTA và VCCI tổ chức mới đây tại Hà Nội.