Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mai Một Nghề Dệt Thổ Cẩm

Mai Một Nghề Dệt Thổ Cẩm
Ngày đăng: 19/06/2012

Những năm gần đây, nghề dệt truyền thống của người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng đã bị mai một nhiều. Trong đó, làng dệt của người thiểu số dưới chân núi Lang Bian là một điển hình.

Nếu không có sự hỗ trợ, nguy cơ thất truyền nghề có thể xảy ra.

Dưới chân núi Lang Bian (xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), từ lâu đã hình thành một làng dệt thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số - làng dệt Bnơ C. "Ở đây, con gái từ khi còn nằm trong bụng mẹ là phải học nghề dệt rồi!". Đó là câu nói cửa miệng của người Chil dưới chân núi Lang Bian nhằm tôn vinh nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.

Chỉ còn lại những người già như bà Cill Mup Ha Boong mới "trung thành" với nghề dệt truyền thống.

Nỗ lực cứu làng nghề

Tuy nhiên, những năm gần đây, hàng may công nghiệp len lỏi đến tận những vùng sâu, vùng xa, đã đánh bại nghề dệt. Trước nguy cơ thất truyền nghề dệt truyền thống của người dân tộc thiểu số dưới chân núi Lang Bian, tỉnh Lâm Đồng đã đầu tư hàng trăm triệu đồng xây xưởng dệt thổ cẩm để làm chỗ cho chị em người thiểu số "ngồi lại với nhau" dạy cho nhau nghề dệt truyền thống.

Bên cạnh đó, huyện Lạc Dương còn hỗ trợ đầu tư vào xưởng dệt này khung dệt, nguyên vật liệu… và cắt cử chị em đi học tập ở những vùng dệt khác để nâng cao tay nghề (sau đó về truyền dạy lại cho chị em trong làng). Với sự hỗ trợ đó, làng dệt bắt đầu lách cách tiếng thoi, chị em dệt vải tại chỗ để bán lên vùng du lịch trên đỉnh núi Lang Bian hoặc mang khung cửi trực tiếp dệt tại khu du lịch. Phụ nữ ở xã Lát có thêm việc làm, tăng thu nhập…

Niềm vui không lâu

Nhưng niềm vui không được bao lâu. Mới đây, có dịp quay lại làng dệt dưới chân núi Bnơ C của xã Lát, chúng tôi đã vô cùng thất vọng trước khối nhà xưởng cửa đóng then cài và không một bóng người. Hỏi ra mới biết, xưởng dệt này "trùm mền" từ lâu rồi, chỉ thỉnh thoảng mới mở cửa khi thôn có họp hành, công việc...

Chúng tôi ghé lại nhà một người quen trong buôn - bà Cill Mup Ha Boong (70 tuổi) để hỏi chuyện về nghề dệt. Giọng bà Ha Boong rầu rầu: "Mấy cái kiểu hoa văn cổ, như hoa văn "con sỏ" chẳng hạn, giờ thì trong làng chẳng còn ai biết dệt nữa đâu".

“Mấy cái kiểu hoa văn cổ như hoa văn "con sỏ" chẳng hạn, giờ thì trong làng chẳng còn ai biết dệt nữa đâu".

Bà Cill Mup Ha Boong

Đến trụ sở UBND xã, chúng tôi được ông Lê Thanh Vĩnh - Phó Chủ tịch cung cấp một vài thông tin: "Bà con chủ yếu là lên trên đỉnh núi Lang Bian để dệt và bán trực tiếp cho du khách. Còn ở làng, người dệt đã ít, người vào xưởng dệt để dệt lại càng ít nên phải đóng cửa cái nhà xưởng ấy!".

Lý do của việc "ra đi" ấy là vì dệt trên khu du lịch, bà con vừa trình diễn, vừa bán hàng, còn dệt ở nhà thì không thể cạnh tranh được với các loại vải thường. Nhiều chị em cũng cho biết, đi học hỏi ở các làng nghề dệt khác thì thấy họ đã máy móc hoá một phần công việc, như làng dệt Bảo Hà (Lâm Đồng) đã sử dụng máy dệt, chỉ sử dụng một chút kỹ thuật "pha" hoa văn của người dân tộc.

"Nếu dùng tay cạnh tranh với máy móc thì thua rồi" - chị Mbon Ka Đa - cán bộ Hội Phụ nữ xã Lát than thở. Vì vậy, nếu muốn giữ nghề cho người dân thì họ cần được học nghề, đầu tư máy móc để làm theo xu hướng mới.

Có thể bạn quan tâm

Biến động ngoại tệ gây khó cho xuất khẩu thủy sản Biến động ngoại tệ gây khó cho xuất khẩu thủy sản

Đối với các DN xuất khẩu thủy sản trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, việc đồng đô la Mỹ tăng giá lẽ ra sẽ được lợi, nhưng thực tế nó lại tác động ngược, làm cho các yếu tố đầu vào tăng đồng biến, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu.

23/05/2015
Đề xuất hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh tối đa là 84,1% Đề xuất hàm lượng nước trong sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh tối đa là 84,1%

Theo quy định tại Điều 6, Khoản 3, c của Nghị định 36/2014/NĐ-CP thì các sản phẩm cá tra phải đảm bảo hàm lượng nước tối đa không vượt quá 83% so với khối lượng tịnh của sản phẩm (cá tra phi lê sau khi đã loại bỏ lớp mạ băng). Mức quy định nêu trên là tương đương với mức tăng trọng cho phép khoảng 15% so với miếng cá phi lê nguyên liệu.

23/05/2015
Dự báo xuất khẩu thủy sản hồi phục sau điều chỉnh tỷ giá Dự báo xuất khẩu thủy sản hồi phục sau điều chỉnh tỷ giá

Để chủ động thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra cho năm 2015 và đối phó với các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD áp dụng từ ngày 07/5/2015 từ mức 21.458 VND/USD lên 21.673 VND/USD.

23/05/2015
Xuất khẩu thuỷ sản giảm nguyên nhân tôm rớt giá Xuất khẩu thuỷ sản giảm nguyên nhân tôm rớt giá

Sau khi thiết lập kỷ lục kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỷ USD vào năm 2014, ngay từ những tháng đầu năm 2015, xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh Cà Mau lại bước vào giai đoạn khó khăn mới, khiến giá trị xuất khẩu thuỷ sản giảm khá mạnh. 4 tháng đầu năm 2015, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 176.000 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ.

23/05/2015
Lô hàng thủy sản xuất khẩu đầu tiên được cấp chứng thư điện tử Lô hàng thủy sản xuất khẩu đầu tiên được cấp chứng thư điện tử

Ngày 13-5, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nhận được thông báo của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm thuộc Ủy ban châu Âu cho biết, đã nhận được chứng thư điện tử đầu tiên trên Hệ thống chuyên môn và kiểm soát thương mại (TRACES) do Cục này cấp cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU.

23/05/2015