Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Và Chăn Nuôi Sinh Học

Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Và Chăn Nuôi Sinh Học
Ngày đăng: 02/07/2012

Ngày 30.6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các bộ, ngành đã có buổi làm việc tại tỉnh Hà Nam về việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.

Phó Thủ tướng đã đến thăm mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu của Công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động và mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học tại một số hộ chăn nuôi. Tiếp đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Nam, lãnh đạo các bộ, ngành và các nhà khoa học bàn các giải pháp để tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các mô hình sản xuất nấm, phát triển chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao hiệu quả của mô hình đệm lót và đề nghị tỉnh cần nhanh chóng đánh giá hiệu quả, hạn chế của mô hình để có thể nhân rộng hoặc chấm dứt mô hình. Ông Mai Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết: “Đề án đặt mục tiêu xây dựng 500 mô hình hộ và 5 mô hình trang trại chăn nuôi lợn trên nền chuồng đệm lót sinh học. Hiện Hà Nam đã triển khai được 309 mô hình ở 103 xã, trung bình 20m2 mô hình. Tỉnh hỗ trợ 100% chế phẩm sinh học (200.000 đồng/m2) và cho vay 20 triệu đồng/mô hình. Sau gần 1 năm triển khai, đàn lợn đang phát triển rất tốt, giảm thiểu ô nhiễm đáng kể”.

Đối với mô hình trồng nấm, Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Hà Nam cần nhanh chóng đánh giá hiệu quả từ mô hình, sớm nhân rộng ra các huyện khác; đồng thời yêu cầu Công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam cần hỗ trợ người dân về giống cũng như đảm bảo khâu đầu ra... Ông Đinh Xuân Lộc – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam đã đề nghị Sở NNPTNT tỉnh, Sở Khoa học-Công nghệ, Sở Công Thương và các tổ chức Hội ND, Hội Cựu chiến binh… trong thời gian tới cần phối hợp triển khai, nhân rộng mô hình trên toàn tỉnh. “Trong đó năm 2012 làm tại 40 hộ, diện tích khoảng 36.000m2, sản lượng 136 tấn, giá trị khoảng 4,1 tỷ đồng. Từ năm 2013 – 2015 sẽ nhân rộng thêm 180 – 220 hộ trồng nấm, sản lượng khoảng 380 tấn, giá trị khoảng 12 tỷ đồng” – ông Lộc cho hay.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch T.Ư Hội ND Việt Nam cho rằng: “Việc dùng đệm lót sinh học trong chăn nuôi là một bước tiến trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, để chăn nuôi có lãi, người chăn nuôi đang rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc cho vay vốn, cũng như giải quyết khâu đầu ra của sản phẩm” .

Có thể bạn quan tâm

Trồng sen lưu động Trồng sen lưu động

Cứ đến mùa sen, những người trồng sen lưu động lại lang bạt khắp nơi để mưu sinh. Với họ, nghề này không đơn giản để kiếm cái ăn mà còn tiếp nối truyền thống của gia đình tự bao đời nay.

15/07/2015
Thăm vùng trồng rau VietGap Thăm vùng trồng rau VietGap

Ông Nguyễn Văn Phúc - nông dân huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), tham gia dự án trồng rau theo quy trình VietGAP của METRO Cash & Carry Vietnam - cho biết: “Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp sản phẩm được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn, từ đó có thể tăng cơ hội bán hàng”.

15/07/2015
Vẫn cần thương lái Vẫn cần thương lái

Ở ĐBSCL, hình ảnh những người thương lái vào tận ruộng lúa, vườn cây ăn trái... để thu mua nông sản của nông dân không còn xa lạ. Nhanh gọn, đơn giản và trả tiền ngay là nét đặc trưng trong phương thức mua bán này. Với những hộ thiếu vốn sản xuất, họ sẵn sàng cho vay.

15/07/2015
Diện tích tiêu Tân Phú tăng 800 hécta Diện tích tiêu Tân Phú tăng 800 hécta

Ông Trần Bá Đạt, Phó chủ tịch UBND huyện Tân Phú (Đồng Nai), cho biết trong gần 4 năm lại đây, diện tích tiêu trên địa bàn huyện tăng khoảng 800 hécta. Hiện nay, toàn huyện Tân Phú có gần 2 ngàn hécta tiêu.

15/07/2015
Mô hình nuôi tôm không sên bùn mang lại hiệu quả cao Mô hình nuôi tôm không sên bùn mang lại hiệu quả cao

Thời gian qua, tôm nuôi trên địa bàn tỉnh chết hàng loạt khiến nông dân lâm vào cảnh khó khăn. Trước tình trạng trên, mô hình nuôi tôm không sên bùn ra đời và cho hiệu quả cao.

15/07/2015