Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sáng Chế Máy Trồng Và Thu Hoạch Khoai Mì

Sáng Chế Máy Trồng Và Thu Hoạch Khoai Mì
Ngày đăng: 18/06/2012

Ông Trần Quốc Hải và Trần Quốc Thanh (ấp 2, xã Suối Dây, H. Tân Châu, Tây Ninh) mày mò học hỏi, nghiên cứu chế tạo thành công máy trồng và thu hoạch khoai mì. Chiếc máy ra đời hỗ trợ đắc lực cho nông dân trồng khoai mì ứng dụng cơ giới hóa. Đặc biệt, ngoài việc trồng khoai mì, có thể ứng dụng máy vào việc phun thuốc trừ sâu, bón phân, làm cỏ, vun hàng và thu hoạch khoai mì...

Máy được chế tạo hoàn toàn nội địa, phù hợp địa hình, giá thành thấp hợp với túi tiền nông dân. Giá máy đa năng này khoảng 30 - 40 triệu đồng (chưa kể đầu kéo), rẻ hơn rất nhiều so với máy nhập từ nước ngoài với giá trên 200 triệu đồng nhưng không phù hợp địa hình Việt Nam. Máy sử dụng đầu kéo 80 mã lực, công suất hoạt động khoảng 10 ha/8 giờ, thay thế được rất nhiều nhân công. Thông thường, để trồng 1 ha khoai mì trong 8 giờ cần khoảng 17 nhân công. Với giá nhân công lao động hiện nay khoảng 120.000 đồng/người, chi phí nhân công trồng 10 ha mất gần 20 triệu đồng. Với máy đa năng này, nông dân trồng 10 ha mì, chi phí nhân công và tiền xăng dầu chỉ khoảng 1,5 triệu đồng, rẻ hơn trồng thủ công rất nhiều. Khi thu hoạch, mỗi ngày máy có thể nhổ 7 ha, tốn chi phí khoảng 600.000 đồng. Nếu mướn nhân công nhổ thì cần 15 người mới nhổ hết 1 ha/ngày, tốn nhân công đến 2,7 triệu đồng/ha.

Với một dàn cày mà lưỡi cày được bố trí theo một độ nghiêng thích hợp, máy xới lên, tự động vun thành luống dài, luống cách nhau 0,8 m. Sau khi cày, máy chọc một lỗ vào luống rồi cắm hom mì giống xuống thay vì đặt nghiêng như kiểu cũ (hom thẳng ảnh hưởng đến sản lượng, kích thước cũ), trồng thẳng, đều.

Những chiếc máy trồng và thu hoạch mì của ông Hải và ông Thanh chế tạo đã thử nghiệm trồng trên 200 ha, chỉ riêng phần tiết kiệm từ nhân công đã đủ chi phí đầu tư cho 3 máy. Do khả năng có giới hạn nên hai ông không thể sản xuất lớn, hiện có công ty đặt vấn đề hợp tác để sản xuất đại trà phục vụ nông dân nhiều nơi.


Có thể bạn quan tâm

Yên Bái Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Bãi Chăn Thả Gia Súc Yên Bái Khắc Phục Tình Trạng Thiếu Bãi Chăn Thả Gia Súc

Số lượng đàn gia súc của tỉnh Yên Bái liên tục giảm qua từng năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân đó là do bãi chăn thả bị thu hẹp, nguồn thức ăn cho đàn gia súc hạn chế. Vì vậy, muốn tăng đàn, phát triển chăn nuôi, trước mắt cần khắc phục tình trạng thiếu bãi chăn thả.

30/09/2014
Tiền Giang Hết Tôm Nhưng Giá Vẫn Giảm Mạnh Tiền Giang Hết Tôm Nhưng Giá Vẫn Giảm Mạnh

Tôm nuôi nước lợ tại các vùng nuôi tôm trọng điểm thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, nghịch lý lại xảy ra: Giá tôm lại giảm mạnh khiến những nông dân nuôi tôm sắp bước vào giai đoạn thu hoạch lo lắng.

01/10/2014
Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt

Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.

01/10/2014
Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ Phú Yên Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

01/10/2014
Thêm Hướng Đi Mới Cho Thủy Sản An Giang Thêm Hướng Đi Mới Cho Thủy Sản An Giang

Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông hộ và ngành Thủy sản là một hướng đi đúng, nhưng xét trên phương diện nuôi để xuất khẩu, trong thời gian dài, An Giang chỉ “độc nhất” có con cá tra, trong khi các loại thủy sản khác có tiềm năng rất lớn.

01/10/2014