Nông Dân Bị Ép Giá Vì Thiếu... Cầu
Trong mùa vụ xoài vừa qua, nhiều nông dân xã Thanh Sơn (huyện Định Quán, Đồng Nai) chỉ để xoài rụng ngoài vườn chứ không thể bán do bị ép giá.
Không chỉ xoài bị ép giá, bất cứ loại nông sản nào nông dân Thanh Sơn bán ra thị trường bên ngoài cũng đều bị ép giá thấp hơn thị trường.
Chỉ cách quốc lộ 20 chưa đầy 20 km, tốn phí qua phà đối với vận chuyển hàng hóa nông sản ra và ngược lại vận chuyển vào vật tư nông nghiệp phân bón thuốc bảo vệ thực vật, lý ra, hàng nông sản của nông dân Thanh Sơn bán giá phải cao hơn để bù đắp chi phí. Thế nhưng, ngược lại, hàng nông sản của họ bị ép giá thấp hơn mức bình thường 10 đến 15%.
Ông Trịnh Đình Quang, chủ nhiệm HTX trái cây an toàn Định Quán cho biết mùa xoài vừa qua, do giá bán ngay tại khu vực thị trấn Định Quán dưới 5.000 đồng/kg, còn trong xã Thanh Sơn, nông dân phải tốn thêm chi phí vận chuyển qua phà cùng với việc bị ép giá thấp, nhiều nhà vườn khu vực xã Thanh Sơn phải để xoài rụng đầy vườn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Văn Sơn, phó chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết: “Do không có cầu để vận chuyển qua lại nên hiệu quả kinh tế của sản phẩm nông nghiệp tại Thanh Sơn rất thấp, chi phí đầu vào cao. Nông dân Thanh Sơn ngoài việc tốn tiền qua phà còn bị ép giá nông sản.
Thực vậy, mỗi tấn hàng nông sản vận chuyển qua phà nông dân Thanh Sơn phải mất 50.000 đồng. Không những thế, giá nông sản cũng thấp hơn bên ngoài từ 10 – 20 %, nhưng xoài chỉ bên kia sông giá bán 5.000 đồng/kg thì bên này chở qua, nông dân chỉ bán được 4.000 đồng/kg; heo hơi thời điểm bên kia sông được 4 triệu đồng/tấn thì nông dân Thanh Sơn chỉ bán được 3,6 triệu đồng/tấn… Ngược lại, đầu vào, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nông dân Thanh Sơn phải mua lại với giá cao hơn bên kia sông 10%...”
Chỉ tính riêng phí qua phà, theo ông Sơn, mỗi năm, nông dân Thanh Sơn làm ra khoảng hơn 100 ngàn tấn nông sản tính toán sơ sơ đã thiệt khoảng 5 tỷ đồng tiền chi phí qua phà (50.000 đồng/tấn phí qua phà).
Vừa qua, UBND tỉnh đã có dự án xây dựng cầu qua Thanh Sơn với kinh phí ước tính gần 10 tỷ đồng nhưng chỉ giải quyết được qua lại cho người dân còn hàng hóa nông sản vẫn qua lại bằng phà. “Người dân Thanh Sơn vẫn mong ước có cây cầu để nông sản họ làm ra không bị ép giá khi phải phụ thuộc vào phà” ông Sơn nói.
Có thể bạn quan tâm
Nhãn Ido với ưu điểm năng suất cao gần gấp đôi nhãn tiêu da bò, trái nhãn Ido hạt nhỏ cơm dày, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng nên giá bán cao khoảng 25.000 - 26.000đ/kg. Nhãn da bò tuy tăng thêm 1.000 - 2.000đ/kg nhưng vẫn ở mức thấp 8.000 - 9.000đ/kg. Với giá này một công nhãn Ido có thể cho thu nhập từ 20 - 40 triệu đồng/công. Đặc biệt nhãn Ido không bị hoặc ít nhiễm bệnh chổi rồng nên nhà vườn đang mở rộng diện tích trồng loại cây này.
Còn khi sâu bệnh hoành hành, mưa bão triền miên, sương muối gây hại, giá cả chạm đáy thì kiếm được vài trăm nghìn đối với ông Thi đã là may mắn. Bạn bè kinh doanh, buôn bán thành công xây biệt thự, tậu xe hơi mà gia đình ông sau nhiều năm vợ chồng con cái đua nhau làm mà nhìn lại vẫn chẳng có gì.
Mỗi năm, anh Bùi Hoàng Bằng, 34 tuổi, ở ấp 2, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) xuất bán từ 6.000 rắn giống với giá 80.000 - 100.000 đồng/con (tùy theo trọng lượng) và cộng với số tiền bán rắn thương phẩm mỗi năm anh Bằng thu 400 triệu đồng/năm.
Dùng chấn lưới, chỉ từ 17 giờ ngày hôm trước, đến 3 giờ sáng ngày hôm sau, bình quân mỗi ngư dân tại đây khai thác được từ 60 đến 80kg tôm tít. Có nhiều ngư dân khai thác được hơn 150kg tôm tít. Ước sản lượng tôm tít khai thác được trong 3 ngày qua ở huyện Tuy An (Phú Yên) lên đến 15 tấn.
Cá Còm còn gọi là cá Nàng hai, sống ở nước ngọt và lợ, đây là loại cá có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. Hiện tại loài cá này bị khai thác quá mức, đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều cơ sở, trung tâm nghiên cứu và sinh sản thành công loài cá còm này và cung cấp giống cho người nuôi, không phải phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.