Kỹ thuật xử lý vải thiều sớm
Thời tiết quyết định nhiều đến tỷ lệ đậu quả của cây vải.
Yếu tố quyết định nhiều nhất là thời tiết, đặc biệt cây vải thiều sớm thường nở hoa vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch nên hay gặp mưa phùn kéo dài dẫn đến vải không thể thụ phấn, làm giảm năng suất.
Vì vậy, các nhà vườn cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để tăng khả năng đậu quả như sau:
Đối với cây vải sớm, điều tiết cho cây nở hoa chậm lại từ 5 đến 10 ngày so với cây nở tự nhiên, tránh gặp mưa phùn giữa tháng 1, đầu tháng 2 dương lịch, thông qua việc sử dụng phương pháp khoanh vỏ, hãm dinh dưỡng làm chậm quá trình phân hóa mầm hoa từ một đến ba lần (tùy vào khả năng sinh trưởng của cây).
Đối với cây vải phát triển bình thường, sau khi vải lộc đông ổn định vào tháng 11, các nhà vườn bắt đầu khoanh vỏ lần 1, sau đó từ cuối tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau tiếp tục khoanh vỏ lần 2 để kích thích mầm hoa.
Nếu năm nào mưa nhiều, lá xanh đậm cây có biểu hiện thừa dinh dưỡng, nhất là những cây vải trồng trên vùng đất thấp, đất bằng khó thoát nước, các nhà vườn phải xử lý lần 3 vào cuối tháng 1 để cây ra hoa tập trung vào đầu tháng 2.
Về phương pháp xử lý: Dùng dao sắc khoanh quanh vỏ cây chạm tới thân gỗ tạo thành vòng tròn hở để hạn chế dinh dưỡng lên lá và kích thích mầm hoa (cây vải sẽ ra hoa vào tháng 2 dương lịch và hoa nở chậm hơn từ 5 đến 10 ngày tránh được mưa phùn).
Lưu ý, sau khi khoanh vỏ lần cuối cần bón phân cân đối và đầy đủ để cây vải phát triển tốt, lượng phân bón bao gồm: 20% đạm + 30% kali (tính cho cây/vụ).
Cùng đó, phun thuốc phòng trừ sâu cắn dèo hoa bằng Bestox, Regant và bệnh sương mai bằng Dacolin, Rido mil, Zineb (liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì).
Có thể bạn quan tâm
Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.
Chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Khoa học và Công nghiệp (KH&CN) Việt Nam cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.
Hạ tầng được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, khép kín; hệ thống bể sản xuất và ương giống xây dựng theo kiểu nhà kính… Dự kiến, cuối năm 2015 sẽ đưa vào hoạt động, công suất 720 triệu post 12/năm, cung ứng khoảng 70% nhu cầu nuôi cho người nuôi ở vùng Ngũ Điền.
Năm 2014, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm KNKN Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Bình Xuyên triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng từ tháng 4 - 10/2014, với quy mô 10.000 con/100 m3 lồng, cỡ cá giống khi thả là 240 con/kg.
Xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn (Cà Mau) có 2.730 ha nuôi tôm. Năng suất bình quân trên tôm nuôi những năm gần đây không ngừng tăng lên. Có được kết quả đó là nhờ người dân tăng cường chuyển đổi diện tích đất nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm nước tĩnh và nuôi tôm công nghiệp.