15.860ha lúa mùa bị thiệt hại do nhiễm mặn

Có hộ gieo sạ lại lần thứ 2, thứ 3… nhưng lúa vẫn không thể sống được bởi xung quanh toàn là nước mặn bao vây.
Theo ông Võ Tấn Phú, cán bộ Khuyến nông xã Phong Đông, đây là vụ lúa mùa được sản xuất trên nền đất nuôi tôm; vì vậy trước khi gieo sạ thì người dân áp dụng rửa mặn, làm đất, vệ sinh đồng ruộng chu đáo và tuân thủ đúng lịch thời vụ.
Tuy nhiên, cái khó là do năm nay lượng mưa ít, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn về sớm, độ mặn cao hơn 6%o làm cho lúa không phát triển được.
Đến thời điểm này toàn bộ 950ha lúa của xã bị thiệt hại trắng 100%, một tỷ lệ lớn nhất từ trước tới nay.
Tại các huyện An Minh, An Biên, Gò Quao và U Minh Thượng hàng loạt diện tích lúa mùa cũng đang bị nước mặn bao vây, khiến diện tích lúa chết khô cứ tăng dần.
Lãnh đạo Phòng NN-PTNT huyện An Biên cho biết, khoảng 7.600ha lúa mùa đã xuống giống hơn 1 tháng tuổi ở các xã như Nam Thái, Nam Thái A, Nam Yên, Đông Thái… đối mặt với nguy cơ thiệt hại rất lớn, do không chủ động được nguồn nước ngọt; trong khi kênh mương bên ngoài bị nhiễm mặn.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, ghi nhận mới nhất cho thấy nông dân đã xuống giống lúa mùa trên đất nuôi tôm được 58.157ha/63.000ha theo kế hoạch.
Đa phần lúa được từ 30 - 40 ngày tuổi.
Đến nay đã có 15.860ha lúa mùa bị nhiễm mặn gây thiệt hại từ 10 - 50%; trong đó hơn 3.248ha mất trắng hoàn toàn.
Giải pháp lúc này là chỉ sử dụng các loại phân bón lá giảm thiểu thiệt hại, nhưng hiệu quả không cao.
Về cơ bản, trong những ngày tới nếu không có mưa thì diện tích lúa mùa bị thiệt hại sẽ tiếp tục tăng.
Nhiều nông dân ở các huyện Vĩnh Thuận, An Minh, An Biên… cho biết, các năm trước vụ lúa mùa thường cho năng suất khá cao, có hộ đạt tới 10 tấn/ha.
Vì vậy, năm nay nhiều hộ mạnh dạn sản xuất lúa mùa.
Không ngờ thời tiết khắc nghiệt, mặn về sớm đã gây thiệt hại nặng nề…
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, giống chè mới này đã có diện tích khoảng 13.000ha và có mặt tại hầu hết các tỉnh trồng chè của Việt Nam như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An...

Hiện nay, bưởi da xanh là loại đặc sản rất được ưa chuộng bởi chất lượng độc đáo: vị thanh, không hạt, nước vừa phải, múi màu hồng, dễ lột,

Gần một tháng nay, nhà ông Nguyễn Đăng Đạo (thôn Áp, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) tấp nập người đến bán lá vải thiều khô. Ông Đạo cho biết: Đã cân và đóng bao được gần 100 tấn lá, chủ yếu là lá vải thiều khô

Trung tâm Giống thủy sản An Giang tiếp tục thực hiện dự án “Phát triển mô hình sản xuất lươn đồng” (Monopterus albus) bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”, do kỹ sư Triệu Thị Y Vanne làm chủ nhiệm, thông qua Sở Khoa học - Công nghệ và được UBND tỉnh An Giang phê duyệt.

Một lần đi công tác, sau khi làm việc xong, tôi được vị phó chủ tịch một huyện mời uống nước. Ông rót cho tôi ly nước còn nóng, có màu nâu nâu, khi uống vào, cảm nhận mùi vị là lạ, thơm thơm, ngọt ngọt rất dễ chịu