Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Ào Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Lợi Bất Cập Hại

Nông Dân Ào Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng - Lợi Bất Cập Hại
Ngày đăng: 19/03/2013

Chưa năm nào người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay! Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay con tôm sú? Vì nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì cũng nhiều rủi ro. 
Tiềm ẩn nguy cơ

Có một thực trạng đáng báo động hiện nay là nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh con giống, thuốc thú y thủy sản đang phát động phong trào nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng. Nghiêm trọng hơn, việc phát động này lại tác động vào những mô hình nuôi tôm sinh thái bền vững hiện nay. Điều tra thực tế tại các ấp của xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải (Bạc Liêu), nhiều nông dân hiện nay đã thả nuôi tôm thẻ chân trắng chung với tôm sú. Trong khi, đây là vùng cấm nuôi tôm thẻ chân trắng. 
Ông Huỳnh Thanh Danh, ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, cho biết: “Sở dĩ 5 năm nay bà con nông dân chọn nuôi tôm thẻ chân trắng vì doanh nghiệp cung cấp giống đến tận nhà vận động bà con nuôi mà không lấy tiền. Nếu trúng tôm thì bà con nông dân trả tiền, còn chết thì doanh nghiệp lại tiếp tục đầu tư cho đến khi nào nuôi trúng thì thôi”. Việc bán con giống gần như cho không này bà con nông dân nào mà lại không ham, chứ bỏ tiền mặt ra mà mua con giống thì ai lại dám. Vì giá tôm sú giống chỉ có 30 đồng/con, trong khi giá tôm thẻ chân trắng đến 80 đồng/con. 
Việc doanh nghiệp bán nợ con giống cho nông dân cứ tưởng là việc làm tốt thể hiện sự đồng cam cộng khổ, nhưng phân tích kỹ thật sự việc này có khả năng đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng và phá hủy môi trường tự nhiên, sự phát triển bền vững trong tương lai. Bởi muốn nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi với mật độ nhiều. Nếu vậy phải sử dụng thức ăn công nghiệp chứ nguồn thức ăn có sẵn từ tự nhiên không đủ. Mặc khác, nếu có trúng thì chưa chắc có đủ tiền để chi trả cho tiền giống khi nợ vụ trước cứ dồn vào vụ sau và giá con giống lại cao gần 3 lần so với tôm sú. Đáng quan tâm hơn, tôm thẻ chân trắng lại nuôi trong vùng cấm nhưng lại sử dụng nguồn nước chung cho cả mô hình nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp. Dịch bệnh chắc chắn sẽ xảy ra và nông dân sẽ phải trả một giá rất đắt cho việc tự hủy hoại môi trường. Đến lúc đó, muốn nuôi tôm sú cũng chẳng được mà nuôi con khác cũng chẳng xong. 
Nuôi thất mới có lãi!?

So với những năm trước, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong dân tăng không phải vì hiệu quả của mô hình này mà vì một lý do khác. Nghe qua rất mâu thuẫn nhưng lại rất thực tế, vì nuôi thất mới có hiệu quả. Theo ông Lê Minh Chiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu: “Việc thực hiện bảo hiểm cho con tôm hiện nay rất bất cập. Phần lớn người nuôi tôm thẻ chân trắng đều muốn bị thiệt hại để được bồi thường. Vì theo quy định tôm thẻ chân trắng nuôi từ 55 - 60 ngày bị thiệt hại đều được bảo hiểm bồi thường nhưng người nuôi tôm lại được tận thu. Qua thống kê cho thấy, có đến 90% số hộ nuôi tôm bị thiệt hại đều rơi vào thời gian từ 55 - 60 ngày”. 
Chính sự sơ hở về quy định này mà nhiều hộ thích nuôi tôm thẻ. Vì nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ cần 60 ngày là thu được và giá bán 1 kg khoảng 80.000 đồng. Muốn tôm chết thì quá dễ chỉ cần bỏ đói là tôm tấp mé ngay, xong đợi bảo hiểm làm xong biên bản là tiến hành thu bán hoặc không thì để nuôi tiếp bán sau cũng chẳng ai phát hiện. Vì ngoài tiền bảo hiểm phải thường, người nuôi tôm còn được tận thu tất cả thành quả sau 60 ngày của mình. Đây cũng là lý do giải thích vì sao hễ đến gần 60 ngày là tôm tự nhiên chết!? 
Một nguyên nhân khác khiến nhiều người thích nuôi tôm thẻ chân trắng, thậm chí có người chưa bao giờ nuôi tôm vẫn cứ thuê đất nuôi tôm vì ngoài lợi dụng kẽ hở quy định về thời gian trong bồi thường để trục lợi, nhiều người còn gian lận về số lượng, thậm chí bắt tay với các doanh nghiệp, các trại sản xuất giống để hợp thức hóa thủ tục. Đó là chuyện thả ít nhưng lại báo thả nhiều và không cần chăm sóc để tôm chết nhằm hưởng tiền bồi thường thiệt hại từ con giống. 
Ông Lưu Văn Tỷ, Phó phòng NN-PTNT huyện Đông Hải, khẳng định: “Biết nông dân gian lận về con giống để hưởng bảo hiểm nhưng không thể kiểm soát hết vì mỗi xã hiện nay chỉ có một cán bộ thủy sản nên không thể đi hết tất cả các hộ dân để kiểm tra số lượng thả. Trung bình một ngày thả từ 20 - 30 ao nhưng địa bàn lại khác nhau. Do vậy, muốn kiểm soát không phải là chuyện dễ”. Thậm chí, có nông dân còn báo thả tôm vào lúc 1 - 2 giờ sáng để tránh kiểm đếm số lượng nhằm trục lợi.


Có thể bạn quan tâm

Quy trình phòng bệnh cho dê Quy trình phòng bệnh cho dê

Cũng giống như các loại gia súc khác, để lựa chọn các cá thể dê làm giống phải chọn qua đời trước (ông bà, bố mẹ). Kiểm tra cá thể con giống về các đặc điểm như ngoại hình, khả năng sản xuất, khả năng thích ứng với điều kiện chăn nuôi và chọn lọc qua đời sau của chúng. Đồng thời, phải chọn lựa dê làm giống ở những cơ sở chăn nuôi dê có uy tín, đảm bảo chất lượng.

20/04/2015
Trại bò sữa đầu tiên trên đất Cảng Trại bò sữa đầu tiên trên đất Cảng

Những chú bò sữa đầu tiên được nuôi ở Hải Phòng vào giữa năm 2014. Đây là mô hình chăn nuôi mới chưa từng có từ trước tới nay ở thành phố Cảng.

20/04/2015
Chi cục Thú y cảnh báo về cysteamine nhập lậu từ Trung Quốc Chi cục Thú y cảnh báo về cysteamine nhập lậu từ Trung Quốc

Trước đây, trong chăn nuôi (chủ yếu là nuôi heo) chất cysteamine được phép sử dụng để tăng trọng, tạo nạc. Cysteamine có thể làm heo tăng trọng khoảng 33%, tăng tỷ lệ nạc 4,6%, giảm tỷ lệ mỡ 8,5%. Chất cysteamine có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người và bị EU cấm sử dụng trong chăn nuôi.

20/04/2015
An Giang tạm dừng xây nhà nuôi yến trong nội thành, nội thị An Giang tạm dừng xây nhà nuôi yến trong nội thành, nội thị

Đó là đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa được UBND tỉnh An Giang chấp thuận, chờ hướng dẫn mới nhằm quy hoạch, phát triển nghề nuôi chim yến theo hướng bền vững, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an toàn dịch bệnh.

20/04/2015
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm mạnh Xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm mạnh

Trong lúc chờ kết quả cuối cùng về thuế chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đi Mỹ đã dè dặt xuất hàng.

20/04/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.