Nỗi Lo Nhà Nông
Bộ lá đòng giữ vai trò quan trọng trong suốt thời kỳ lúa làm đòng, trổ bông đến chín. Để giúp bà con bảo vệ tốt bộ lá đòng, bảo vệ năng suất lúa, công ty Syngenta Việt Nam và công ty cổ phần khử trùng Việt Nam VFC tổ chức sự kiện AnVil - NeVo Sức Sống Xanh, Hạt No Sạch Sáng tại xã Liêu Tú, huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Sự kiện này có sự tham dự của các nhà khoa học và trên 300 nông dân ở địa phương.
Do ảnh hưởng khối không khí lạnh, hơn 3 tuần nay thời tiết có sự thay đổi đột ngột, trời lạnh, âm u, sáng sớm có sương mù, ban đêm thỉnh thoảng có mưa rào, ẩm độ không khí tăng cao. Nhiều loại cây trồng rất mẫn cảm với thời tiết, nhất là cây lúa dễ bị suy yếu, điều đáng lưu ý là với nền nhiệt này, rất thuận lợi cho các loại nấm bệnh trên lá, trên bông, trên hạt lúa phát triển.
Tại thời điểm này, Sóc Trăng có trên 5.000 ha lúa bị nhiễm các loại bệnh do nấm và vi khuẩn. Trong đó, đáng chú ý là bệnh đốm vằn vàng lá, lem lép hạt. Nhưng vụ lúa gần đây, bệnh đốm vằn đang có chiều hướng bộc phát trở lại, nhất là vào giai đoạn lúa làm đòng trổ bông đến chín.
Trong khi đó ở các giai đoạn này, bộ lá đòng rất quan trọng, giữ nhiệm vụ giống như một nhà máy sản xuất ra chất đường bột để nuôi cây lúa. Khi nhà máy hoạt động tốt thì sẽ cho ra nhiều sản phẩm chất lượng cao. Do vậy nếu 3 lá trên cùng của lúa được bảo vệ tốt thì sẽ nuôi hạt trên bông vào chắc tốt, năng suất theo đó cũng tăng lên. Còn nếu nấm bệnh xâm nhiễm thì khó có thể đạt năng xuất cao.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Xã Thạnh Thới An – huyện Trần Đề cho biết: Khi lúa ở giai đoạn làm đòng thường bị nấm bệnh gây hại như bệnh đốm vằn và vàng lá ảnh hưởng đến sự phát triển đòng đòng. Tôi lo lắng không biết nên làm sao để bảo vệ tốt cây lúa trong giai đoạn này, đặc biệt làm làm thế nào cho cây luôn chắc khỏe và bộ lá đòng luôn xanh mướt.
Hiện bệnh lem lép hạt đang dẫn đầu về diện tích cũng như tỷ lệ lây nhiễm. Đối với bệnh lem lép hạt chỉ có thể phun ngừa chứ không thể phun trị vì khi bệnh xuất hiện thì lúa đã bị thiệt hại, nên đã có nhiều trà lúa trong tỉnh bị nhiễm bệnh thất thu đến 30 - 40% năng suất.
Riêng lúa đông xuân của huyện Trần Đề đang bước vào giai đọan quan trọng trong chu trình sinh trưởng. Bà con lo ngại trước tình hình dịch hại có xu hướng bộc phát trên diện rộng. Trong khi đó thì chi phí sản xuất tăng cao, nếu không phòng trị có hiệu quả thì khó thu được lợi nhuận trong vụ lúa này.
Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp thì chủ động phòng ngừa luôn là biện pháp tốt nhất. Điều nông dân phân vân là biện pháp phòng trừ các lọai bệnh hại này như thế nào để tránh tình trạng phải phối trộn nhiều loại thuốc với nhau, nhưng kết quả đạ được không như mong muốn.
Ông Danh Xương, Thị trấn Lịch Hội Thương - huyện Trần Đề chia sẻ: Những năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, bệnh hại trên lúa xuất hiện thường xuyên, đặc biệt tôi thấy bệnh lem lép hạt dễ làm giảm năng suất và chất luông hạt lúa. Tôi rất mong muốn tìm giải pháp nào để quản lý tốt bệnh lem lép hạt và giúp hạt no sạch sáng.
Là những nông dân gắn bó với ruộng đồng, bà con luôn mong có những giải pháp kỹ thuật tốt nhất để ứng dụng vào đồng ruộng, giúp lúa cho đòng to bông nặng, năng suất chất lượng tăng, nhưng giảm chi phí để đạt được lợi nhuận cao nhất. Ông Trần Thành Út, Xã Mỹ Hương - huyện Mỹ Tú cho biết: Nhu cầu của nông dân là muốn học hỏi và ứng dụng những công nghệ mới vào đồng ruộng trong việc quản lý dịch hại đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản xuất.
Đó cũng đề tài mang tính thời sự được nông dân thường xuyên trao đổi với nhau để tìm đáp án chung và để chăm sóc, bảo vệ tốt đồng lúa, nông dân huyện Trần Đề đã hăm hở đến dự sự kiện: Anvil-Nevo - Sức Sống Xanh – Hạt No Sạch Sáng do công ty Syngenta Việt Nam và công ty cổ phần khử trùng Việt Nam VFC tổ chức.
Chỉ với chủ đề của sự kiện đã hấp dẫn nhà nông vì lúa Hạt No - Sạch Sáng sẽ cho năng suất chất lượng cao, đó cũng chính là mong muốn của nông dân sau những ngày tháng miệt mài trên đồng ruộng.
Có thể bạn quan tâm
Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.
Như báo Gia Lai đã phản ánh, có 70 ha bắp của người dân xã Đông, huyện Kbang bị thiệt hại do trồng giống NK67, là sản phẩm của Công ty Syngenta Việt Nam. Vụ việc chưa giải quyết xong thì tại xã Lơ Ku không chỉ giống bắp NK67 mà giống NK66 là sản phẩm khác của Công ty này cũng gây nhiều thiệt hại cho nông dân.
Trong khi các cấp, ngành đang nỗ lực khống chế dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm thì hoạt động của các điểm dịch vụ tắm lợn vẫn diễn ra công khai dọc QL 1A, gây mất vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao này lại nằm ngoài vòng kiểm soát của cơ quan chức năng.
Đến nay, diện tích vườn đạt 18.538ha, trong đó vườn chuyên canh chiếm 14.312ha, vườn không chuyên 4.121ha, dừa 450ha, vườn tạp chỉ còn 105ha. Những tháng đầu năm sản lượng đã đạt 195.645 tấn, giá một số trái cây như sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa, sa pô… ổn định ở mức cao.
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).