Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điều ghép thay thế cho những vườn điều già cỗi

Điều ghép thay thế cho những vườn điều già cỗi
Ngày đăng: 10/06/2015

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Thanh ở thôn 2, xã Sơn Mỹ, được biết: “Tháng trước, đợt điều chín rộ, tôi đi cả ngày trong vườn điều già cỗi rộng 5 sào mà chỉ hái được hơn 10 kg điều hạt. Tôi để dành vài ngày hái một lần mới được chừng ấy đó. Còn bây giờ cả tuần mới được như vậy.

Tính ra trong vụ sản lượng khoảng 4 tạ, giá đầu vụ mỗi kg 29.000 - 29.500 đồng, nay giảm còn 26.500 đồng, thu hơn 10 triệu đồng; trừ chi phí bón phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật 5 triệu đồng, chỉ còn được 5 triệu đồng”. Đây cũng là con số thu nhập tương tự của hàng trăm hộ sở hữu những vườn điều già trong cuối mùa thu hoạch năm nay.

 Ông Nguyễn Công Mỹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Mỹ cho chúng tôi hay, ảnh hưởng đầu tiên từ biến đổi khí hậu năm nay nặng quá, làm thời tiết khô hạn kéo dài khiến những bông điều nở muộn, rồi khô khoắp, không mấy kết trái là nguyên nhân khiến mùa điều trễ, thưa thớt trái so với những năm trước.

Cùng với đó nhiều diện tích điều già cỗi, năng suất thấp dần cũng là điều dễ hiểu. Dù điều năm nay được giá hơn, dao động từ 26.000 - 29.000 đồng/kg, cao hơn năm ngoái 4.000 - 5.000 đồng/kg; nhưng năng suất thấp quá, bà con nông dân thu nhập không được bao nhiêu, không ít người đầu tư phân thuốc nhiều chỉ có thua lỗ nặng.

Cũng dễ nhận thấy rằng, trong những năm gần đây, nhiều diện tích điều giống cũ già cỗi trồng dày trong các khu dân cư đã tồn tại hơn 20 năm nay trên đất bạc màu, năng suất không thể so sánh với những vườn điều ghép trồng trong những năm gần đây. Mặc dù gặp cảnh hạn hán kéo dài nhưng sức chịu đựng của điều ghép bền bỉ hơn, năng suất cũng trội hơn các giống cũ. Với giá khá cao như năm nay thì hầu hết những người trồng giống mới có lãi, đủ trang trải cuộc sống gia đình.

Hướng lâu dài cho điều ghép

Được biết trong những năm gần đây, Hội Nông dân xã Sơn Mỹ đã khuyến khích người dân chuyển sang trồng giống điều ghép. Ông Nguyễn Công Mỹ cho biết thêm, qua những buổi tập huấn, tuyên truyền, chúng tôi hướng người dân chú trọng cây điều ghép thay thế dần những vườn điều già cỗi quá lâu năm.

Trong thời gian qua, thời tiết không mấy thuận lợi đã ảnh hưởng chung đến năng suất điều toàn xã; thực tế nhiều hộ đã trồng điều ghép đúng quy cách trên vùng đất bạc màu, được chăm sóc phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Trong khi đó, một công ty nước ngoài (vốn đầu tư của Đức) tiêu thụ nhân hạt điều tại TP. Hồ Chí Minh, cam kết thu mua toàn bộ sản lượng của xã với điều kiện trồng điều sạch; nghĩa là người trồng 3 năm liền không sử dụng phân bón hóa học cho điều, chỉ dùng các loại phân hữu cơ bón cây.

Công ty đã đem một số mẫu Hội Nông dân Sơn Mỹ gửi thử nghiệm (đất trồng, trái, hạt điều) sang Đức kiểm định để có cơ sở tiêu thụ. Đây là tín hiệu vui cho người trồng điều Sơn Mỹ về đầu ra, giá cả ổn định theo hợp đồng với doanh nghiệp. Tuy nhiên đòi hỏi bà con nông dân trồng điều ghép nâng cao chất lượng hạt khi đã cam kết...


Có thể bạn quan tâm

Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Lớn Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Lớn

Nghị định 67-2014/NĐ-CP của Chính phủ dành cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động thủy sản; tổ chức, cá nhân đặt hàng đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thủy sản.

06/09/2014
Khởi Sắc Làng Nghề Chè Ngọc Đồng Khởi Sắc Làng Nghề Chè Ngọc Đồng

Mặc dù có thời điểm do giá chè xuống thấp, việc canh tác gặp khó khăn, nhiều hộ gia đình đã chặt bỏ cây chè và chuyển sang các loại cây trồng khác, nhưng từ sau năm 2001 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ chè trên thị trường tăng mạnh, nghề trồng chè ở Ngọc Đồng cũng có bước phát triển mới.

04/09/2014
Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

06/09/2014
Tìm Tìm "Chỗ Đứng" Cho Kinh Tế Rừng

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

04/09/2014
Ngành Đường Cần Minh Bạch Khâu Phân Phối Ngành Đường Cần Minh Bạch Khâu Phân Phối

Nhà máy sản xuất kêu khó khăn, lỗ; các siêu thị, cửa hàng bán lẻ kêu lãi không đáng kể; trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua giá cao hơn nhiều nước trong khu vực, vậy vấn đề nằm ở đâu?

06/09/2014