Tonle Sap ký sự vương quốc cá
Không chỉ có những thần tích, những ngôi đền huyền bí, nền văn minh Angkor rực rỡ, đất nước Chùa Tháp còn có một Tonle Sap (Biển Hồ) rộng đến 16 ngàn km2 vào mùa mưa, là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Giữa mênh mông trời nước, nhìn mãi không thấy bờ ấy, Tonle Sap có vô số chuyện thú vị...
Nằm trên địa bàn 6 tỉnh và thành phố của Vương quốc Campuchia và có hình dáng một như một con ốc sên đang bò trên vỏ Trái đất, Biển Hồ không chỉ là khu dự trữ sinh quyển có tầm quan trọng toàn cầu, mà còn là một vựa cá khổng lồ, cung cấp 70% thức ăn thủy sinh và 60% lượng đạm cho cả đất nước Chùa Tháp, và nguồn mưu sinh cho hàng ngàn ngư dân khu vực ĐBSCL của Việt Nam.
1. Xuất phát từ trung tâm TP HCM lúc 6 giờ 30 phút sáng, vượt gần 300 km, tôi đến Phnom Penh, thủ đô Vương quốc Campuchia. Từ đây, tôi được anh bạn dẫn đường, đi tiếp gần 300 cây số nữa. Mãi đến khi màn đêm buông xuống, chúng tôi mới đến bến xe Xiêm Riệp.
“Mình nghỉ lại sáng mai đi sớm. Từ đây đến cửa ngõ ra Biển Hồ chỉ còn khoảng hơn chục cây số nữa thôi. Nhưng muốn ra ngoài đó phải đi thêm một chặng nữa bằng thuyền máy. Mà giờ chắc không có thuyền ra đâu”, anh bạn nói.
Chúng tôi thuê một căn phòng trong khu nhà nghỉ tương đối sạch sẽ, có đủ máy lạnh, tủ lạnh gần bến xe với giá khá bình dân, 11 USD/phòng 3 giường.
Mờ sáng, chúng tôi bước ra khỏi phòng, đã thấy chiếc xe tuk tuk chờ sẵn. Bác tài xe tuk tuk là người Việt tên Hưng, 54 tuổi, “mối” quen của anh bạn tôi.
Anh Hưng cho biết, trước khi gắn với chiếc tuk tuk này, anh cũng là ngư dân, dãi dầu sương gió trên Biển Hồ, từng thấy nhiều loài thủy quái “khủng” ở Biển Hồ như cá sấu, trăn, rắn, các loài cá như chép vàng, tra dầu, cá hô khổng lồ, đặc biệt là loài cá quý huyết rồng.
“Tính đến tôi thì gia đình có 3 đời gắn bó với con thuyền, lênh đênh trên mặt nước. Riêng tôi, từ 5-6 tuổi đã bơi như rái cá, và là một người có thể nói là “sát cá”, nên tôi có thể kể tên chính xác các loài cá ở Biển Hồ.
Hồi xưa, Biển Hồ nhiều cá quý như cá hô, huyết rồng... Hồi còn sống, cha tôi từng bắt được những con cá tra nặng hơn 2 trăm ký”, anh Hưng kể.
Tôi hỏi: “Giờ những con cá lớn vậy còn nhiều không?”. Anh Hưng đáp: “Vẫn còn nhưng không nhiều như trước. Ở khu chợ cá Kompong Chnang lâu lâu người ta vẫn bán những con cá lớn cả trăm ký. Nếu các anh muốn đến khu chợ này, tôi sẽ dẫn đi”.
Theo anh Hưng, chợ cá Kompong Chnang bắt đầu nhóm họp từ 10 giờ đêm đến sáng hôm sau, là nơi tập trung sản vật được đánh bắt ở Biển Hồ, là chợ cá lớn nhất xứ Chùa Tháp.
Từ đây, các sản vật vùng lũ gồm tôm cá cua ốc các loại tươi sống lẫn cá được nhốt trong những phuy nước sủi khí ôxy được vận chuyển khắp Campuchia.
2. Sau khoảng 30 phút ngồi xe tuk tuk, chúng tôi đến cửa sông. Từ đây, chúng tôi được lão ngư tên Bảy Mạnh, 65 tuổi, đưa đi trên chiếc ghe máy của gia đình.
Ông Mạnh bảo: “Nếu đi theo cách phổ thông, các chú phải bỏ ra 20 USD mua vé ở Sở Du lịch Xiêm Riệp để đi thuyền máy thêm 10km trên luồng, mới đến Biển Hồ”.
Ông Mạnh cho biết, ông từng không ít lần bắt được cá khủng, nặng hàng trăm ký tên Biển Hồ. “Hồi trẻ, tôi còn bắt cả cá sấu nữa kia. Có lần theo con nước của dòng Mê Kông sang Thái Lan, tôi bắt được con cá hô nặng đến gần 300 ký”.
Bắt đầu vào mùa mưa, nước Biển Hồ cuộn dòng đỏ ngầu, lũ từ thượng nguồn đổ về kéo theo bạt ngàn bèo tây, chúng quấn chặt từng căn nhà nổi và bít kín lối đi, khiến chiếc ghe của ông Mạnh lâu lâu lại gầm lên, xả khói mịt mù.
Bên bờ dọc đường đi, là những dãy dài các nhà tạm bợ, ông Mạnh bảo, đó là “nhà cõng”.
Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, ông Mạnh cười giải thích: “Vào mùa nước nổi, nước nổi đến đâu người ta phải “cõng” nhà lên cao đến đó để tránh ngập nên gọi là “nhà cõng”.
Trên đường đi, lão ngư nhiều lần tấp vào những ghe đang rẽ nước. Trong khoang, đầy ắp cá các loại, từ vài ký đến chục ký, đang quẫy nước tung tóe. “Cỡ này thường thôi, loại vài ba chục ký cũng không hiếm”, anh ngư dân trẻ nói trong tiếng gió ngàn ngạt.
Nhưng không chỉ có những ghe thuyền đầy cá, trên đường vào khu người Việt ở Biển Hồ, còn rất nhiều những chiếc xuồng khác. Bên trên có những đứa trẻ, “choàng” trên vai một con trăn khá to, cái đầu con trăn ngoe nguẩy.
Ông Mạnh nói: "Đó là trăn Biển Hồ, một loài vật quý, thiêng, và cũng là niềm tự hào về đa dạng sinh học của khu dự trữ sinh quyển thế giới đã được UNESCO tôn vinh này.
“Trước đây cá ở Biển Hồ rất nhiều, nhất là vào mùa khô, nước ở các nhánh sông đổ vào Biển Hồ rút đi để lại vô vàn các loài cá, ngư dân chỉ cần dụng cụ thô sơ cũng có thể đánh bắt được. Còn các loại cá quý như cá hô khổng lồ cũng rất nhiều, cá trên 100 ký như cá đuối gai, cá sấu, cá hô, cá tra dầu... đánh bắt được thường xuyên. Nhưng giờ cá cũng khan hiếm dần vì người ta đánh bắt tràn lan, tận diệt như nổ mìn, thả thuốc đã khiến Chính phủ Campuchia phải vào cuộc để có biện pháp bảo vệ”, ông Võ Văn Đầy. |
Báo chí đưa tin, người Campuchia ven hồ từng tổ chức lễ cưới cho các nàng và chàng trăn Tonle Sap, mỗi vị hôn phu dài tới gần 5m, hiền khô. Những đứa trẻ này dùng con trăn để biểu diễn vài trò tiêu khiển cho khách rồi sau đó mời chào khách mua hàng".
Sau 2 giờ ngồi xuồng, chúng tôi ra đến cửa sông đổ ra Biển Hồ. Trước mắt tôi là một không gian rộng lớn, nước mênh mông ngút mắt. Chạy thêm ít phút, ghe đến làng người Việt trên Biển Hồ.
Ở đây, chúng tôi gặp và có cuộc trò chuyện khá thú vị với ông Võ Văn Đầy, Hội phó Hội người Campuchia gốc Việt tỉnh Xiêm Riệp về các loài cá khổng lồ được mệnh danh là “vua”, là “ông hoàng”, "nữ hoàng" của các loài cá nước ngọt đến từ dòng Mê-kông hùng vĩ.
“Không chỉ ngon tuyệt đỉnh, thức ăn của cá hô chủ yếu là rong rêu, mổ bụng ra chẳng thấy cá con hay các loài tôm cua ốc nhỏ gì khác. Và mặc dù có con nặng hàng trăm ký, nhưng lại rất hiền. Chính vì thế, dân mình mới đặt cho nó tên là cá thầy chùa.
Tại ngã ba sông Vàm Nao (An Giang), lâu lâu người ta cũng may mắn bắt được cụ cá hô khủng, đó đều là cá từ Biển Hồ theo dòng chảy về”, ông Đầy cho biết.
“Nghe nói Biển Hồ có loại cá huyết rồng là quý nhất phải không chú?”. Nghe tôi hỏi, ông Đầy chỉ sang người đàn ông ngồi bên cạnh nói: “Đúng rồi! Đây, nhân chứng sống đang ngồi đây”.
Người ông Đầy giới thiệu là ông Lê Toài, 56 tuổi, một trong những thợ săn huyết rồng kỳ cựu, nay gần như đã “gác kiếm”.
Ông Toài cho biết, lúc trước ông là một trong những người chuyên săn cá khủng, trong đó có huyết rồng. Nhưng lâu nay, không thấy loài cá quý này xuất hiện, nhiều lần đi về tay không nên ông chán, không săn nó nữa.
“Nếu muốn thì tối nay tôi sẽ đưa các chú đi săn huyết rồng một buổi cho biết. Chỉ sợ về tay không. Nhưng Biển Hồ còn nhiều chuyện thú vị khác chứ đâu chỉ có cá huyết rồng”, ông Toài nói.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 9/9, tại triển lãm “Chỉ dẫn địa lý quốc tế 2014” tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cho biết, hiện Việt Nam có 38 sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, trong đó phần lớn là nông sản, đứng thứ 2 sau Thái Lan trong khu vực ASEAN.
Bón vôi cho đất để hạn chế vi sinh vật trong đất; chỉ sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục; thu hoạch sản phẩm không để trực tiếp xuống đất và sàn nhà; nơi tập trung, sơ chế rau phải được cách ly với các động vật; nước rửa rau phải là nước sinh hoạt, phải thay nước thường xuyên để tránh nhiễm bẩn cho rau.
Thời gian qua nhiều tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam đã đầu tư rất lớn vào thị trường chăn nuôi bò sữa khiến cho thị trường sữa trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Hiện nay, người nuôi cá lóc tại các xã Phú Thọ, Phú Thành A, Phú Hiệp, An Hòa, huyện Tam Nông đang rất phấn khởi vì giá cá thương phẩm đang ở mức cao. Cụ thể, cá loại 200g/con trở lên giá từ 35 ngàn đồng/kg, loại 2 con/kg giá 38 - 40 ngàn đồng/kg, tăng 3-5 ngàn đồng/kg so với một tháng trước.
3 năm qua, huyện vận động thành lập mới 10 HTX, đồng thời giải thể 4 HTX. Đến nay, toàn huyện có 26 HTX (20 HTX dịch vụ nông nghiệp, 3 HTX phi nông nghiệp, 3 quỹ tín dụng nhân dân) và 244 THT. Điểm nổi bật của những HTX nông nghiệp là đầu tư các trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ cho các thành viên, đồng thời bước đầu tổ chức cho nông dân tiến đến sản xuất nông sản theo hướng GAP.