Nở rộ nuôi hải sâm tại Khánh Hòa
Tại ao nuôi rộng 2.600m2 của hộ ông Nguyễn Nhành (thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông), nhiều hải sâm sinh sống gần sát mép nước.
Do thời tiết năm nay thuận lợi, số hải sâm tự nhiên trong khu vực đầm Thủy Triều sản sinh nhiều, lại có nguồn tiêu thụ, nên ông Nhành và nhiều người dân ở đây kinh doanh thêm loại hải sản này, kiếm thêm thu nhập.
Ông Nhành bắt hải sâm trong ao để xem kích thước phát triển của chúng.
“Trước đây, gia đình tôi nhiều năm liền nuôi rong sụn, tôm sú nhưng thua lỗ.
Đầu năm nay, quan sát thấy hải sâm ở khu vực này phát triển mạnh hơn so với mọi năm, lại bán được nên tôi nuôi trong hồ của mình hơn 15.000 con.
Trong đó, khoảng 6.000 con mua lại của người khác, còn lại do tôi tự bắt về.
Hiện ao của tôi nuôi đã được hơn 4 tháng và vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Mấy ngày trước, nhiều thương lái đến đặt vấn đề mua toàn bộ số hải sâm này đi tiêu thụ nhưng tôi vẫn đang chờ chúng đạt kích thước lớn hơn để thu lợi cao hơn” - ông Nhành nói.
Đầu tháng 10 vừa qua, anh Nguyễn Văn Cường (thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông) đã bán được 50.000 con hải sâm cho thương lái.
Sau khi trừ tất cả chi phí, tiền lãi lên tới hàng trăm triệu đồng, giúp cải thiện đáng kể thu nhập của gia đình anh.
"Hải sâm được người dân bắt về, bán cho các gia đình có nhu cầu nuôi hoặc xuất thẳng cho thương lái với giá 1.000 đồng/con nhỏ, 2.000 đồng/con lớn.
Giá thu mua hải sâm từ các thương lái khu vực đầm Thủy Triều dao động từ 2.000 đồng – 4.000 đồng con.
Trong khi đó, sau khi chế biến hải sâm thành phẩm có thể bán lên tới 200.000 -250.000 đồng/kg cho các nhà hàng, quán ăn." anh Cường cho biết.
Kỹ sư Vũ Đình Tý - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - cho biết, hải sâm là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng tại khu vực miền Trung như Khánh Hòa, do chúng ăn mùn bã hữu cơ, làm sạch nền đáy, cải thiện môi trường ao nuôi, đặc biệt là ao đìa trước đây nuôi trồng thủy sản, có nhiều mầm bệnh ô nhiễm.
“Diện tích ao đìa tại Khánh Hòa còn nhiều, thích hợp cho việc phát triển hải sâm.
Vùng đầm Thủy Triều từ đầu năm đến nay, thời tiết rất thuận lợi cho hải sâm sinh sôi.Nuôi hải sâm không cần vốn nhiều, thức ăn có sẵn trong tự nhiên, sản phẩm hải sâm trên thị trường được ưa chuộng.
Bên cạnh đó, nuôi hải sâm có thể kết hợp nuôi cùng các loại tôm, cá, ghẹ...
Đây là hướng ra rất tốt cho bà con nuôi trồng thủy sản vùng ven biển.”
Cũng theo kỹ sư Tý, nỗi lo phổ biến nhất của người nuôi hải sâm dọc đầm Thủy Triều cũng như các khu vực khác trong tỉnh hiện nay là chưa tìm được đầu ra ổn định cho sản phẩm, giá cả lại bấp bênh, luôn rơi vào tình cảnh bị thương lái ép giá.
Hầu hết các hộ nuôi hải sâm khu vực này đều mang tính tự phát, chưa biết lựa chọn vùng nuôi thích hợp, chứa đựng nhiều rủi ro khi mùa mưa tới hải sâm có thể chết, chưa nắm bắt kiến thức quy trình nuôi an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, cây sắn dây đã trở thành cây trồng mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ dân huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá). Đến nay, trên địa bàn huyện có khoảng 400 ha sắn dây, trong đó, tập trung ở một số xã như Ngọc Liên (hơn 80 ha), Ngọc Sơn (hơn 160 ha).
Chị An chia sẻ, dù biết công chăm sóc cộng tiền giống cũng gần bằng mua ở ngoài chợ, có khi đắt hơn, nhưng tự trồng để ăn thì có cảm giác an toàn hơn.
Trong tháng 1-2014, gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán chủ yếu cho Philippines, nhờ vào hợp đồng chính phủ ký hồi cuối năm 2013, trong lúc nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, châu Phi và một số thị trường khác ở Đông Nam Á suy giảm.
Đáng chú ý là diện tích bị nhiễm mật số cao, từ 750 con/m2 trở lên chiếm khoảng 2.000ha. Tập trung ở các xã: Long Thắng, Hòa Thành, Hòa Long, thị trấn Lai Vung.
Những ngày này về Cao Phong (Hòa Bình), đi dọc QL6 đâu đâu cũng thấy bày bán cam Cao Phong, cam Canh, người mua kẻ bán tấp nập.