Khan Hàng, Giá Cam Sành Hậu Giang Tăng Cao Kỷ Lục
Từ đầu tháng 3 đến nay, giá cam sành ở Hậu Giang tăng cao, lên mức từ 15.000 đến 22.000 đồng/kg, do nguồn cung không đáp ứng đủ cầu.
Từ đầu tháng 3 đến nay, giá cam sành tại vườn ở Hậu Giang tăng cao do nguồn cung không đáp ứng đủ cầu.
Hiện tại, thương lái thu mua cam sành tại vườn có giá dao động từ 15.000 đến 22.000 đồng/kg, tăng hơn 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay, nhưng thương lái không tìm ra nguồn hàng thu mua.
Theo nhiều nhà vườn, nguyên nhân giá cam sành tăng ở mức cao là do nguồn cung thiếu vì nghịch mùa cho quả. Mặt khác, tình hình dịch bệnh trên cây cam đang phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh vàng lá (vàng đầu) không có thuốc đặc trị làm cho năng suất giảm đáng kể.
Ngoài ra, hiện đang vào mùa khô, nhu cầu sử dụng cam làm nước giải khát tăng mạnh.
Cam sành là loại cây ăn quả có thị trường tiêu thụ lớn, ổn định và cho thu nhập kinh tế cao. Với tiềm năng này, 3 năm gần đây, các nhà vườn tỉnh Hậu Giang chuyển hàng nghìn hécta đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng cam sành.
Hiện tại, diện tích cam sành của tỉnh khoảng 8.000ha, chỉ đứng sau cây lúa, cây mía; và là một trong những loại cây trồng được chọn đưa vào quy hoạch phát triển sản xuất.
Tuy nhiên, do quy hoạch chậm so với sản xuất của người dân, dẫn đến hàng nghìn hécta cam sành được trồng ồ ạt, chạy theo phong trào, không đúng kỹ thuật…đang đứng trước nguy cơ chặt bỏ.
Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật Hậu Giang, hiện tại có khoảng 1.000ha cam sành từ 1 đến 3 năm tuổi bị dịch bệnh tấn công dữ dội, không có thuốc đặc trị, chưa tìm ra loại bệnh chính xác.
Theo nhận định bước đầu của ngành chuyên môn, biểu hiện giống bệnh vàng lá gân xanh và vàng lá thối rễ, nhưng nhà vườn đã sử dụng nhiều loại thuốc phòng trị nhưng không có hiệu quả. Nhiều diện tích cam sành đã chết do sâu bệnh tấn công ngày một nhiều, và nguy cơ sâu hại phát tán ra diện tích cam toàn địa bàn là điều khó tránh khỏi.
Trong khi giá cam thị trường tăng cao, nhiều chủ vườn tiếc nuối nhưng đành ngậm ngùi chọn giải pháp chặt bỏ diện tích trồng cam sành khi dịch bệnh ngày một nặng.
Có thể bạn quan tâm
Sau một thời gian dài luôn ở mức thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan, vào thời điểm này, giá giao dịch nhiều loại gạo xuất khẩu của nước ta đã lại cao hơn so với gạo Thái.
Theo các chuyên gia, gạo Việt Nam rất khó có thương hiệu vì vẫn còn trên 90% sản lượng lúa của nông dân bán thông qua thương lái, gian lận thương mại tràn lan
Đã đến lúc cần tìm giải pháp hiệu quả để giúp nông dân trồng cà phê Arabica có thu nhập ít nhất cũng bằng các loại cây khác.
Không chỉ vùng Đông Nam Bộ hay TP HCM, ngay tại Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng phát hiện rất nhiều chất cấm trong chăn nuôi.
Robeiro Oliveira, Giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), cho biết nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới đã tăng gần gấp đôi trong vòng 20 năm qua và xu hướng này sẽ tiếp tục trong tương lai.