Việt Nam Trở Thành Nước Sản Xuất Cao Su Thứ Ba Thế Giới

Các số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Tự nhiên (ANRPC) cho thấy Việt Nam đã vượt qua Malaysia và Ấn Độ để trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba thế giới.
Theo ANRPC, năm 2013, sản lượng cao su của Việt Nam ước đạt 1,043 triệu tấn, tăng 20,8% so với năm trước đó. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam vượt qua mốc 1 triệu tấn. Nhờ vậy, Việt Nam đã leo từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong danh sách các nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới.
Cũng giống như Việt Nam, vị trí của Trung Quốc trong danh sách này đã tăng thêm hai bậc, từ vị trí thứ 6 lên vị trí thứ 4, do sản lượng cao su của nước này năm ngoái đã tăng 7,7% lên 856.000 tấn.
Ở chiều hướng ngược lại, Malaysia đã tụt từ vị trí thứ 3 xuống vị trí thứ 6 khi nước này chỉ sản xuất được 820.000 tấn cao su, giảm 11,1%. Ấn Độ cũng bị tụt một bậc trong danh sách xuống vị trí thứ 5 do chỉ sản xuất được 849.000 tấn.
Các số liệu của ANRPC cũng cho thấy trong số 9 nước sản xuất cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, chỉ có Ấn Độ, Malaysia và Sri Lanka là những nước có sự suy giảm về sản lượng trong năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng của Việt Nam và Trung Quốc lại tăng một cách đáng ngạc nhiên.
Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin nguyên nhân chủ yếu khiến Ấn Độ bị tụt xuống vị trí thứ 5 là do sản lượng của Ấn Độ sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2008-2013. Điều này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng về nguồn cung cao su, khiến nước này phải đẩy mạnh nhập khẩu cao su trong niên vụ 2013-2014.
Năm 2013, sản lượng cao su tự nhiên tại Ấn Độ giảm 7,6% xuống còn 849.000 tấn. Các số liệu sơ bộ của Ủy ban Cao su Ấn Độ cho thấy năng suất cao su ở Ấn Độ trong niên vụ 2012-2013 chỉ đạt 1.813 kg/ha, giảm mạnh so với con số 1.867 kg/ha trong niên vụ 2008-2009.
Có thể bạn quan tâm

“Khi hoa được 1 tháng là bắt đầu cho chúng “ăn” điện. Thời gian ấy nhìn các vườn hoa trông như một thành phố sáng rực đèn điện. Khi hoa đến 2 tháng tuổi là cắt, không dùng điện để hãm chúng nữa để chúng phát triển tự do, lấy sức đơm búp, để hoa nở đúng dịp tết”, chị Đào giải thích thêm.

Lý giải việc cam đầu mùa được giá, ông Hoàng Văn Khủ (bản Pá Han, xã Phù Lưu) cho biết, vì năm nay có tháng nhuận nên cam chín sớm, bắt đầu bán từ tháng 9. Trong khi đó, năm ngoái cam bắt đầu có từ tháng 10. Ông Khủ hạch toán, với sản lượng trên 40 tấn, chắc vườn cam của gia đình ông sẽ thu về được trên 300 triệu đồng.

Định hướng đến năm 2030, khi VN trở thành một nước công nghiệp phát triển, nhu cầu sữa sẽ tương đương với các nước phát triển hiện nay, khoảng 70 lít/người/năm. Khi đó, nếu tạm tính dân số 100 triệu người, nếu VN tự SX sữa đáp ứng được 60-70% nhu cầu trong nước đã là rất thành công.

Thêm vào đó, hai trận bão số 4 và số 5 liên tiếp vừa qua, tại một số nơi, đặc biệt là Gia Lai, mưa do ảnh hưởng của bão đã kích hoa của vụ sau ra sớm, đây là đợt hoa “lãng phí” không sinh trái sau này, khiến sản lượng vụ này giảm và khả năng niên vụ tới 2015/16 mất mùa càng lớn.

“Chúng ta có lợi thế như vậy, đòi hỏi của thế giới cũng như vậy, cách nhìn thế giới thay đổi, không có lý gì mà nông nghiệp không trở thành một lĩnh vực Việt Nam phát triển, tạo giá trị gia tăng cao hơn và như chúng tôi đã nói không phải đi theo, tiến kịp thế giới mà có thể đi cùng thế giới và thậm chí nông nghiệp Việt Nam còn là hình mẫu” – TS.Thành chia sẻ.