Khuyến Cáo Nông Dân Nên Bán Lúa Khô

Nếu bán lúa tươi (chất lượng thấp) nông dân thu lãi từ 19 - 22%, còn phơi sấy khô sẽ thu lãi từ 44 - 48%.
Ngành thương mại các tỉnh ĐBSCL vừa khuyến cáo nông dân nên phơi sấy lúa cho khô trước khi bán vì lợi nhuận cao hơn bán lúa tươi tại ruộng.
Hiện giá lúa tươi (chất lượng thấp) thương lái mua tại ruộng với giá từ 4.500 đến 4.600 đồng/kg; lúa chất lượng thấp được phơi sấy khô có giá 5.450 đến 5.600 đồng/kg; lúa chất lượng cao phơi sấy khô giá từ 5.750 đến 5.900 đồng/kg.
Bộ Tài chính cho biết, giá thành sản xuất vụ đông xuân 2013 - 2014 bình quân 3.769 đồng/kg. Nếu bán lúa tươi (chất lượng thấp) nông dân thu lãi từ 19 - 22%, còn phơi sấy khô sẽ thu lãi từ 44 - 48%, bán lúa chất lượng cao phơi sấy khô sẽ thu lãi từ 52 - 56%.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng, hiện các doanh nghiệp đang bắt đầu đẩy mạnh mua lúa gạo đông xuân dự trữ cho các hợp đồng mới từ nay đến cuối năm, đồng thời đàm phán ký hợp đồng xuất khẩu gạo chất lượng cao, gạo thơm sang châu Phi, Trung Quốc, Hồng Kông vì nhu cầu nhập khẩu của các thị trường này lớn.
Hiện toàn vùng ĐBSCL đã thu hoạch khoảng 50% diện tích trong 1,6 triệu ha lúa đông xuân.
Có thể bạn quan tâm

Từ nhiều năm qua, mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi đã phát triển mạnh ở nhiều xã thuộc huyện miền núi Lục Nam của tỉnh Bắc Giang, trong đó phải kể đến xã Thanh Lâm, khi bà con nơi đây nhiều năm liền thu được kết quả đáng khích lệ từ mô hình trên.

Mấy năm trước, thông tin về nông dân ở một tỉnh phía Bắc thuần hóa và nuôi thành công vịt trời đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

Những năm gần đây, hình thức chăn nuôi gia súc của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trâu, bò tập trung, mang tính hàng hóa đã hình thành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nếu không quản lý và nâng cao kiến thức sử dụng cho người chăn nuôi, kháng sinh sẽ tràn lan trên thị trường, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người tạo ra gánh nặng cho y tế cộng đồng, gây tổn thất lớn cho người dân.

Theo kết quả giám sát chủ động của Cơ quan thú y vùng III về sự lưu hành mầm bệnh tai xanh, từ phân tích mẫu huyết thanh cho thấy, tại Hà Tĩnh tỷ lệ lưu hành vi-rút tai xanh lên tới 40%, tại Nghệ An là 11%.