Ninh Thuận cần đầu ra cho sản phẩm nho VietGap
Tham gia mô hình, các hộ nông dân thành viên được tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng nho an toàn, hỗ trợ giống nho gốc ghép Couclerc 1613 và giống nho đỏ Redcardinal, hướng dẫn về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và quy trình kiểm định sản phẩm trước khi thu hoạch.
Ông Nguyễn Chí Hùng, Trưởng nhóm 3 trồng nho sạch cho biết: “Mặc dù, quy trình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGap rất nghiêm ngặt, nhưng qua vụ sản xuất đầu tiên cho thấy quy trình trồng nho VietGap này không khó làm. Theo đó, nhiều hộ trồng nho trong thôn cũng đang học hỏi cách làm này.
Trong quá trình tham gia, các thành viên được hướng dẫn về thực hiện ghi chép cho từng thời điểm như: bón phân, tưới nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Qua đó, giúp cho nông dân hình thành được quy trình sản xuất ở tất cả các khâu, từ chuẩn bị làm đất đến bảo quản sau thu hoạch theo 4 tiêu chuẩn: kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường và truy nguyên nguồn gốc.
Như vậy, trái nho khi đưa đi tiêu thụ sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng hơn”.
Qua các vụ sản xuất cho thấy, hầu hết các hộ đã áp dụng đúng quy trình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGap và đạt hiệu quả kinh tế cao. Bởi tiết kiệm được chi phí, hạn chế việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thân thiện với môi trường, cây nho cũng ít sâu bệnh hơn và nho đạt năng suất cao.
Anh Nguyễn Văn Điệp, một hộ tham gia mô hình chia sẻ: “Hiện 2 sào nho của gia đình đang được áp dụng theo mô hình VietGap cho hiệu quả hơn nhiều, chất lượng trái to và nặng hơn, năng suất đạt khoảng 2 tấn/sào, tăng 20% so với cách trồng nho truyền thống.
Tuy nhiên, hiện tại, các hộ tham gia mô hình này vẫn chưa được kết nối với các đầu mối thu mua nho sạch, mà tự bán sản phẩm thông qua thương lái trên địa bàn, với giá ngang bằng với giá nho ngoài mô hình, tùy kích cỡ và mẫu mã. Chính điều này đã làm ảnh hưởng lợi nhuận của các hộ làm nho theo tiêu chuẩn VietGap.
Ông Thiên Sanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Nam cho biết: Để gỡ khó cho bà con, địa phương đang phối hợp với các cấp, ngành tìm doanh nghiệp thu mua sản phẩm nhằm ổn định đầu ra, để nông dân gắn bó với mô hình nho VietGap nêu trên.
Có thể bạn quan tâm
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo số 1996/UBND-KTN ngày 18-5 về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Những năm gần đây, mô hình chăn nuôi bò ở huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang không ngừng phát triển, nhiều hộ dân làm giàu từ việc chăn nuôi bò, nhất là bò sữa. Tuy nhiên, hiện nay không ít người nuôi bò thấp thỏm lo âu vì doanh nghiệp thu mua sữa tuyên bố ngừng ký thêm hợp đồng thu mua sữa nguyên liệu đối với những hộ nuôi bò sữa mới phát sinh.
Thiếu vốn sản xuất, khó mở rộng mặt bằng, đầu ra chưa ổn định là ba khó khăn lớn nhất mà người chăn nuôi ngoại thành đang gặp phải hiện nay.
Từ đầu năm đến nay, nhiều vùng nuôi tôm của tỉnh Phú Yên xảy ra dịch bệnh, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Hiện thời tiết ngày càng nắng gắt, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên diện rộng ở tôm nuôi rất cao, người nuôi cần tăng cường phòng và trị bệnh.
Trong khi ngành chăn nuôi và thủy sản chịu tác động mạnh bởi diễn biến thị trường thì các doanh nghiệp FDI sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) gần như không hề hấn gì, thậm chí, mỗi ngày một mở rộng.