Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ninh Thuận cần đầu ra cho sản phẩm nho VietGap

Ninh Thuận cần đầu ra cho sản phẩm nho VietGap
Publish date: Monday. April 13th, 2015

Tham gia mô hình, các hộ nông dân thành viên được tập huấn chuyển giao kỹ thuật về trồng nho an toàn, hỗ trợ giống nho gốc ghép Couclerc 1613 và giống nho đỏ Redcardinal, hướng dẫn về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, an toàn và quy trình kiểm định sản phẩm trước khi thu hoạch.

Ông Nguyễn Chí Hùng, Trưởng nhóm 3 trồng nho sạch cho biết: “Mặc dù, quy trình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGap rất nghiêm ngặt, nhưng qua vụ sản xuất đầu tiên cho thấy quy trình trồng nho VietGap này không khó làm. Theo đó, nhiều hộ trồng nho trong thôn cũng đang học hỏi cách làm này.

Trong quá trình tham gia, các thành viên được hướng dẫn về thực hiện ghi chép cho từng thời điểm như: bón phân, tưới nước, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Qua đó, giúp cho nông dân hình thành được quy trình sản xuất ở tất cả các khâu, từ chuẩn bị làm đất đến bảo quản sau thu hoạch theo 4 tiêu chuẩn: kỹ thuật sản xuất, an toàn thực phẩm, môi trường và truy nguyên nguồn gốc.

Như vậy, trái nho khi đưa đi tiêu thụ sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng hơn”.

Qua các vụ sản xuất cho thấy, hầu hết các hộ đã áp dụng đúng quy trình trồng nho theo tiêu chuẩn VietGap và đạt hiệu quả kinh tế cao. Bởi tiết kiệm được chi phí, hạn chế việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thân thiện với môi trường, cây nho cũng ít sâu bệnh hơn và nho đạt năng suất cao.

Anh Nguyễn Văn Điệp, một hộ tham gia mô hình chia sẻ: “Hiện 2 sào nho của gia đình đang được áp dụng theo mô hình VietGap cho hiệu quả hơn nhiều, chất lượng trái to và nặng hơn, năng suất đạt khoảng 2 tấn/sào, tăng 20% so với cách trồng nho truyền thống.

Tuy nhiên, hiện tại, các hộ tham gia mô hình này vẫn chưa được kết nối với các đầu mối thu mua nho sạch, mà tự bán sản phẩm thông qua thương lái trên địa bàn, với giá ngang bằng với giá nho ngoài mô hình, tùy kích cỡ và mẫu mã. Chính điều này đã làm ảnh hưởng lợi nhuận của các hộ làm nho theo tiêu chuẩn VietGap.

Ông Thiên Sanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Nam cho biết: Để gỡ khó cho bà con, địa phương đang phối hợp với các cấp, ngành tìm doanh nghiệp thu mua sản phẩm nhằm ổn định đầu ra, để nông dân gắn bó với mô hình nho VietGap nêu trên.


Related news

Giá Heo Hơi Tăng, Người Chăn Nuôi… Nhẹ Lòng Giá Heo Hơi Tăng, Người Chăn Nuôi… Nhẹ Lòng

Giá heo hơi trên thị trường đang tăng cao. Đây là tín hiệu vui cho người chăn nuôi nhưng gây ra tâm lý e ngại cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sắp tới.

Tuesday. January 7th, 2014
Thương Lái Trung Quốc Tranh Mua Tôm Nguyên Liệu Thương Lái Trung Quốc Tranh Mua Tôm Nguyên Liệu

Tôm trong nước đang có giá cao do thương lái Trung Quốc tranh mua đẩy giá lên. Điều này khiến doanh nghiệp “kêu trời” vì tranh mua không nổi khiến thiếu nguồn tôm xuất khẩu.

Monday. December 16th, 2013
Nuôi Dê Hướng Phát Triển Kinh Tế Phù Hợp Với Địa Phương Miền Núi Nuôi Dê Hướng Phát Triển Kinh Tế Phù Hợp Với Địa Phương Miền Núi

Trước thực trạng đó nhằm giúp người nông dân khôi phục được nghề nuôi dê góp phần tạo thu nhập xóa đói giảm nghèo các nhà khoa học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và triển khai dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại Bắc Kạn”.

Tuesday. January 7th, 2014
Sử Dụng 6.000 Ha Diện Tích Mặt Nước Nuôi Trồng Thủy Sản Sử Dụng 6.000 Ha Diện Tích Mặt Nước Nuôi Trồng Thủy Sản

Trong đó, diện tích ao gia đình: 2.285 ha; hồ chứa nhỏ: 1.100 ha ; hồ Núi Cốc: 2.500 ha ; nuôi cá ruộng: 115 ha. Theo đó, sản lượng thủy sản phấn đấu đạt 7.500 tấn, trong đó, sản lượng cá Tầm là 30 tấn.

Monday. December 16th, 2013
Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) Thu Hoạch Gần 3.500 Tấn Tôm Nuôi Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) Thu Hoạch Gần 3.500 Tấn Tôm Nuôi

Trong năm 2013, huyện Gò Công Đông đã thả nuôi tổng cộng trên 1.000 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong hai vụ nuôi I và II. Bà con đã thu hoạch được tổng cộng gần 3.500 tấn tôm xuất khẩu, trong đó có 930 tấn tôm sú, còn lại là tôm thẻ.

Monday. December 16th, 2013