Nuôi tằm bằng lá sắn cho thu nhập cao
Kỹ thuật nuôi tằm bằng lá sắn cũng đơn giản như nuôi tằm bằng lá dâu thông thường do có thể nuôi tằm bằng nong hoặc đóng giàn…
Bên cạnh đó, công đầu tư để chăm sóc tằm cũng ít hơn so với phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác; mỗi ngày chỉ cần cho tằm ăn từ 4 - 5 lần, chỉ những khi tằm ăn dỗi thì cần tăng số lượng cho ăn lên 6 - 7 lần.
Theo hạch toán của những người nông dân chăn nuôi tằm tại thị trấn Vinh Quang, mỗi nong tằm chỉ cần đầu tư khoảng 100 nghìn đồng tiền giống (trứng tằm) thì sau khoảng 15 ngày có thể thu được từ 12 - 15kg tằm thịt (sâu và nhộng tằm), với giá bán bình quân như hiện nay từ 100 - 120 ngìn đồng/kg thì mỗi nong tằm cho thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi từ 1,2 - 1,3 triệu đồng/nong.
Như vậy, trong một vụ sắn khoảng 6 tháng thì mỗi nong tằm sẽ có thu nhập từ 14 - 15 triệu đồng/nong tằm; mỗi gia đình chỉ cần nuôi 20 nong tằm thì sau 6 tháng sẽ có nguồn thu nhập từ 280 – 300 triệu đồng.
Ngoài ra, nuôi tằm bằng lá sắn có thể giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi trong các gia đình ở vùng núi.
Bên cạnh đó, lá sắn là nguồn thức ăn luôn sẵn có và dồi dào tại các huyện vùng cao.
Các gia đình ở vùng núi đều có thể tận dụng các diện tích vườn đồi để trồng sắn nhằm thu hoạch củ làm thức ăn hoặc chăn nuôi và lấy lá phát triển chăn nuôi tằm Vì vậy có thể nói, mô hình phát triển nuôi tằm bằng lá sắn là mô hình phát triển kinh tế kết hợp mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân miền núi.
Anh Lý Hồng Thái là gia đình tiên phong trong phong trào nuôi tằm bằng lá sắn tại thị trấn Vinh Quang của huyện Hoàng Su Phì cho biết: Nuôi tằm bằng lá sắn là một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhưng để phát triển nuôi tằm hiệu quả thì nhà nuôi tằm phải thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
So với nuôi tằm bằng lá dâu thì nuôi tằm bằng lá sắn cho hiệu quả gấp nhiều lần.
Bên cạnh đó, tằm ăn lá sắn lại ít bị bệnh và chịu được thời tiết khắc nghiệt hơn so với tằm ăn lá dâu và thời gian lại sinh trưởng lại nhanh hơn.
Chỉ cần vài ha trồng sắn là mỗi năm có thể thu được cả trăm triệu đồng nhờ nuôi tằm, đó là chưa tính đến nguồn lợi từ củ sắn.
Từ hiệu quả thiết thực trong phát triển chăn nuôi tằm bằng lá sắn, UBND huyện Hoàng Su Phì có kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình nuôi tằm bằng lá sắn tại các xã có điều kiện thích hợp trong những năm tới.
Bên cạnh đó, UBND huyện Hoàng Su Phì cũng xúc tiến nguồn tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi tằm lá sắn cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014, toàn tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha).
Ông Lịch cho rằng, để giải bài toán cho ngành nông nghiệp không chỉ đặt trách nhiệm riêng cho Bộ NN-PTNT mà cần phải xem xét tính phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành…
Trong số 7 DN tham gia hội chợ tại VN lần này, ngoài một số Cty như Kubota, Maruyama… đã có sản phẩm phân phối tại VN, đa số những DN mới chỉ lần đầu tiên sang VN nên mục tiêu trước mắt sẽ tập trung thăm dò thị trường. Bước đầu, các DN Nhật sẽ chú trọng vào các loại máy canh tác lúa, rau màu và cây ăn quả…
Các hộ gia đình, các công ty TNHH thu mua sẽ được đảm bảo tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (nếu có) một cách thuận tiện và an toàn nhất. Song song đó, giá thành của hạt gạo xuất khẩu sẽ được giảm do tiết kiệm được các chi phí trung gian, góp phần điều tiết giá thị trường lúa gạo theo chủ trương của Chính phủ.
Nguyên nhân chính là gạo Việt Nam không có thương hiệu mà chất lượng lại thấp. Mặc khác, các DN kinh doanh XK gạo của Vinafood 2 chưa chủ động được chân hàng, nguồn hàng, nên luôn ở thế bị động, gặp khó khăn khi thực hiện hợp đồng XK. Từ đó, dẫn đến việc cả DN và nông dân chịu nhiều rủi ro vì sự biến động của thị trường thế giới.