Gia trại vịt chạy đồng ở Hương Phong
Nhiều người dân Hương Phong nuôi vịt theo hướng gia trại có hiệu quả
Về xã Hương Phong, chúng tôi bắt gặp nhiều gia trại nuôi vịt chạy đồng của bà con dựng bên những cánh đồng.
Đang cho đàn vịt hơn 3.000 con gần 2 tháng tuổi ăn, anh Trần Viết Hoa (47 tuổi) làng Vân Quật Đông cho biết, anh nuôi vịt chạy đồng đã ba năm nay, nhờ đó gia đình anh có kinh tế ổn định.
Trước gia đình anh Hoa chỉ nuôi vịt nhỏ lẻ.
Sau khi nuôi thử vài trăm con vịt chạy đồng, anh thấy đây là hướng làm ăn hiệu quả, chi phí thức ăn ít, nhờ tận dụng được nguồn lúa bị rơi vãi trên cánh đồng sau mỗi vụ thu hoạch lúa; nguồn rong rêu từ các ao hồ nên anh đã tăng đàn vịt lên cả ngàn con.
“Mỗi năm gia đình tui nuôi 10 lứa, mỗi lứa trên 2.000 con nên vịt nhà bán quanh năm.
Tính trung bình mỗi lứa, trừ chi phí thức ăn, phòng dịch cho thu nhập từ 15 – 25 triệu đồng”.
Anh Hoa chia sẻ.
Để nuôi vịt có hiệu quả, tránh tổn thất do dịch bệnh gây ra, những người chăn nuôi vịt chạy đồng như anh Hoa ở Hương Phong đã chủ động tiêm phòng chống dịch bệnh cho đàn vịt theo đúng chu kỳ chăn nuôi.
Ông Trần Viết Én, Chủ tịch UBND xã Hương Phong cho biết, toàn xã hiện nay có 9 hộ dân đang nuôi vịt chạy đồng với số lượng lớn, tập trung tại thôn Thuận Hòa B và Vân Quật Đông; ngoài ra còn có hàng trăm hộ dân nuôi vịt nhỏ lẻ tại nhà.
Đa số các hộ nuôi vịt đều có hiệu quả; đầu ra gặp nhiều thuận lợi; thương lái các nơi về tận nơi để thu mua.
Để đảm bảo điều kiện cho người dân chăn nuôi an toàn, chúng tôi đã tuyên truyền những quy tắc chăn nuôi, tiêm chủng phòng dịch bệnh cho đàn vịt đúng theo yêu cầu của thú y; đồng thời, xây dựng mô hình nuôi vịt an toàn sinh học để người dân phát triển kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Hội thi vừa được Hội ND tỉnh tổ chức tại thôn Long Đại, xã Hiền Ninh. Mỗi chi hội lựa chọn 5 cặp bò mẹ và bê lai từ 10 tháng tuổi trở xuống tham gia hội thi.
Việc các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia sản xuất lúa giống đã khắc phục phần nào tình trạng nhập lúa giống từ các tỉnh lân cận, giúp nông dân từng bước sử dụng lúa giống cấp xác nhận trong sản xuất, nâng cao chất lượng lúa gạo và tăng năng suất cho nông dân.
Thời gian gần đây, chuối mốc tại huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) được thu mua với giá từ 6.000 đến 7.000 đồng/kg. Tuy giá chuối cao, nhưng nhiều thương lái trung gian tại địa phương chỉ mua với giá khoảng 3.000 đồng/kg, nên người dân ít có lợi.
Tại vựa lúa huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình), mới 8 giờ sáng nhưng không khí trên những cánh đồng đã hầm hập như lò nung, trong khi bà con nông dân vẫn phải đánh vật với cái nóng để thu hoạch kịp thời vụ.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, diện tích nuôi tôm công nghiệp trong toàn tỉnh Cà Mau đến thời điểm hiện nay là 7.735 ha. Trong đó, diện tích đang thả tôm nuôi trên 4.060 ha, chiếm 52,48% diện tích ao, đầm. Tập trung nhiều ở các huyện: Đầm Dơi 2.662 ha, Phú Tân 1.857 ha, Cái Nước 1.503 ha, TP Cà Mau 760 ha, Trần Văn Thời 583 ha.