Niên vụ sản xuất mía đường 2015-2016 nhiều chính sách hỗ trợ cho người trồng mía
Kết thúc vụ ép 2014 - 2015, mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng các nhà máy mía đường vẫn mạnh dạn đầu tư và kỳ vọng vào một mùa mía mới. Ông Nguyễn Xuân Tiên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa, cho biết: Vụ mía 2015 - 2016, Công ty cổ phần Mía đường Tuy Hòa duy trì chính sách đầu tư như những năm trước với mức 35 triệu đồng/ha.
Ngoài ra, trong vụ này, công ty hỗ trợ 10 triệu đồng/ha cho các hộ nông dân có diện tích mía trên 3ha có nhu cầu thuê đất mở rộng diện tích trồng mía. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng hỗ trợ thêm cước vận chuyển mía giống đến tận ruộng cho các hộ nông dân. Theo kế hoạch, vụ ép tới công ty sẽ trồng 1.500ha mía mới; đến nay về cơ bản các hộ dân đã hoàn tất diện tích này để đảm bảo vùng nguyên liệu của nhà máy.
Trong niên vụ 2015 - 2016, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam cũng duy trì các chính sách đầu tư cho các hộ dân trồng mía trong vùng nguyên liệu của công ty. Bên cạnh đó, vụ mía này đơn vị còn hỗ trợ thêm 2 triệu đồng/ha cho những hộ trồng mới diện tích mía. Doanh nghiệp cũng khuyến khích các hộ nông dân mở rộng diện tích sản xuất, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất bằng các hình thức cho vay vốn ưu đãi để trang bị máy móc, thiết bị trong trồng trọt, sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng mía…
Về phía doanh nghiệp, Nhà máy đường KCP đang triển khai dự án Nâng cấp, mở rộng nhà máy tại Sơn Hòa lên 10.000 tấn/ngày, nhà máy tại Đồng Xuân lên 5.000 tấn/ngày từ niên vụ 2017 - 2018 nhằm rút ngắn thời gian ép mía từ 5 tháng xuống còn 3 tháng để tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu theo chiều sâu, giúp nông dân cải tạo đồng mía theo hướng cánh đồng mẫu lớn; đưa cơ giới hóa vào sản xuất; điều chỉnh lịch thời vụ để cây mía khi thu hoạch đạt năng suất, trữ đường cao nhất.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù xuất hiện một số loại bệnh trên cá, song sản lượng thuỷ sản của xã Hợp Thành (TP Lào Cai) vẫn đạt khoảng 95 tấn trong năm 2015.
Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản số Số: 23/VBHN-BNNPTNT về việc xác thực văn bản hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTG ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhận thấy thị trường nguồn cung heo thịt và heo giống tại địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đang thiếu, ông Văn Đình Quế (thôn Quảng Vinh, xã Sơn Thủy, A Lưới) đã đầu tư mô hình nuôi heo bằng công nghệ mới, mang lại thu nhập khá cho gia đình.
Nhờ mạnh dạn chuyển hướng làm ăn, sau 4 năm bắt tay thử nghiệm mô hình nuôi gà trắng trong trại lạnh, đến nay, anh Lục Văn Tâm (tổ 52, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) khẳng định rằng, việc chuyển hướng làm kinh tế của mình theo mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sáng 27/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề: “Giải pháp phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học góp phần tái cơ cấu ngành chăn nuôi vùng ĐBSCL”.