Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Cà Phê Chè An Toàn Ở Lạc Dương (Lâm Đồng)

Sản Xuất Cà Phê Chè An Toàn Ở Lạc Dương (Lâm Đồng)
Ngày đăng: 01/03/2013

Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vừa hoàn thành giai đoạn một về xây dựng mô hình điểm sản xuất cà phê catimor chè an toàn. Qua đó bước đầu đã đúc kết, chuyển giao nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật canh tác mới cho hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương.

Theo kỹ sư Hoàng Xuân Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp Lạc Dương: Giống cà phê catimor chè bắt đầu định canh ở huyện Lạc Dương từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước với khoảng gần 60 ha, tập trung phần lớn ở địa bàn xã Lát (bao gồm cả thị trấn Lạc Dương bây giờ) và địa bàn xã Đưng K’Nớ. Sau hơn 10 năm đầu tư chăm sóc với sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp từ tỉnh về huyện và xã, người đồng bào thiểu số Lạc Dương đã thu được hoa lợi từ cà phê catimor chè đạt cao hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác. Điều này còn thể hiện rõ nét về tiềm năng khí hậu, đất đai của Lạc Dương khá phù hợp với giống cà phê chè, nên diện tích đã mở rộng liên tục đến năm 2008 là 2.069 ha và đến nay là khoảng 2.700 ha.

Dự báo đến năm 2020, vùng chuyên canh cà phê chè trên địa bàn Lâm Đồng sẽ mở rộng lên đến 27 ngàn ha, trong đó phân bổ “trọng tâm, trọng điểm” vẫn là địa bàn Lạc Dương, Đà Lạt và các vùng phụ cận. “Cà phê chè là dạng cây thấp, cành đốt ngắn, khả năng trồng mật độ dày, hạn chế sâu đục thân gây hại và đặc biệt là đề kháng được bệnh rỉ sắt… Nhưng để phát triển ổn định, bền vững, đạt chất lượng cao, cà phê chè Lạc Dương rất cần một quy trình canh tác khép kín, hoàn chỉnh theo hướng an toàn” - kỹ sư Hoàng Xuân Hải khẳng định.

Tháng 3/2012, Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương chính thức triển khai 2 mô hình điểm về sản xuất cà phê chè an toàn tại thôn ĐanKia, xã Lát, mỗi mô hình đang sản xuất 0,5 ha cà phê chè trong thời kỳ kinh doanh. Chủ hộ tham gia mô hình được bình chọn từ cộng đồng dân cư, ưu tiên hộ gia đình đã tham gia lớp đào tạo học nghề trồng cà phê, có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất, đủ điều kiện về lao động, tài chính để thực hiện mô hình đạt hiệu quả cao nhất.

Nhìn rộng ra khu vực sản xuất cà phê chè ở ĐanKia, xã Lát, qua điều tra, khảo sát của 30 hộ dân ở đây cho thấy: Chiếm tỷ lệ rất thấp hộ gia đình đang trồng, chăm sóc cà phê chè có thiết kế các đường thoát nước, chống xói mòn; trồng các loại cây che bóng, chắn gió, xây dựng hệ thống tưới tiêu chống hạn mùa khô; ghi chép đầy đủ về thời gian, liều lượng sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Trong khi chiếm tỷ lệ khá cao hộ gia đình biết khá rõ nguồn gốc cây cà phê chè, có nhiều kinh nghiệm tạo cành, tỉa tán cho cà phê chè, sử dụng phân chuồng hoai mục đúng thời điểm; “nhận dạng” được các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại…

Đi vào triển khai mô hình trên từng hàng cây cà phê, Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương phân công từng kỹ sư trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho hộ gia đình với từng công đoạn xử lý kỹ thuật, tăng khả năng sinh trưởng của cây, từ tỉa cành, tạo tán, giữ khoảng cách phù hợp nhất giữa các cây để đậu trái với năng suất cao nhất; đến công đoạn làm sạch cỏ, bón phân liều lượng khác nhau theo từng hàng cây, đặc biệt là bón thúc với 3 đợt/năm (thay vì bón thúc 2 đợt/năm như chăm sóc bình thường).

Cuối cùng là ghi chép nhật ký hàng ngày về tình hình sâu bệnh, các biện pháp và hiệu quả phòng trừ. Kết quả đến cuối năm 2012, các chỉ tiêu đối chứng về sâu bệnh trên cây cà phê chè giữa vườn mô hình và vườn đang trồng bình thường với nhiều thông số khác biệt.

Cụ thể các bệnh rệp sáp, rỉ sắt, khô cành, đốm mắt cua… trên cây cà phê chè mô hình với tỷ lệ lần lượt là 7,5%, 10%, 12,5% và 15%. Trong khi tỷ lệ này đối với vườn đang trồng, chăm sóc với quy trình bình thường lại tăng cao hơn nhiều với các tỷ lệ lần lượt là 15%, 20%, 25% và 30%. Sâu bệnh giảm, năng suất trên 1 ha cà phê chè nhân trồng theo mô hình đạt 25 tạ, cao hơn 5 tạ so với trồng bình thường; tỷ lệ nhân cà phê cũng cao hơn tương ứng là 1,4%.

Mô hình sản xuất cà phê chè an toàn ở huyện Lạc Dương tiếp tục hoàn chỉnh quy trình, chuyển giao kỹ thuật rộng rãi cho nông dân trên địa bàn đến hết tháng 3/2014, dự kiến số tham gia tập huấn chuyên sâu lên đến hơn 100 hộ gia đình; số kỹ thuật viên được đào tạo tại chỗ với tay nghề cao lên đến 15 người, trở thành đội ngũ thường trực hướng dẫn nông dân Lạc Dương mở rộng hơn nữa diện tích chuyên canh cà phê chè theo hướng bền vững, lâu dài.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Tôm Công Nghiệp Hỗ Trợ Nhau Cùng Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Hỗ Trợ Nhau Cùng Phát Triển

Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.

15/01/2014
Xây Dựng Thương Hiệu Ghẹ Trà Cổ Xây Dựng Thương Hiệu Ghẹ Trà Cổ

Ghẹ vùng biển Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng ngon nhờ độ mặn nước biển cao. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện không có nhãn mác và không phân loại. Điều này, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các loại ghẹ đến từ nơi khác khi xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước...

15/01/2014
Bắt 26 Kg Tôm Càng Xanh Bơm Thạch Rau Câu Bắt 26 Kg Tôm Càng Xanh Bơm Thạch Rau Câu

Lúc 19 giờ ngày 13/1/2014, Đội Quản lý thị trường số 5 (Chi cục Quản lý thị trường Vĩnh Long) bắt quả tang 26 kg tôm càng xanh loại 2 bị bơm thạch rau câu, tại cơ sở mua bán tôm của hộ Nguyễn Thị Bé (Ấp 3, xã Hòa Thạnh - Tam Bình, ảnh).

15/01/2014
Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Thức Ăn Thủy Sản Cỏ May Lai Vung Khánh Thành Nhà Máy Chế Biến Thức Ăn Thủy Sản Cỏ May Lai Vung

Ngày 10/1, Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Cỏ May tổ chức lễ khánh thành đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thức ăn thủy sản của Công ty TNHH Cỏ May Lai Vung.

16/01/2014
Ngành Thủy Sản Vượt Khó, Đạt Mức Tăng Trưởng Cao Ngành Thủy Sản Vượt Khó, Đạt Mức Tăng Trưởng Cao

Thời tiết năm 2013 diễn biến không thuận lợi, nắng nóng xuất hiện sớm, kéo dài xen kẽ các đợt gió mùa, nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch lớn, giữa năm hai cơn bão số 5 và số 6 diễn ra liên tiếp, các yếu tố trên đã làm cho môi trường nuôi bị xáo động lớn, tôm, các con nuôi bị chết ở các vùng bãi bồi ven biển và vùng nội đồng các huyện như Nho Quan, Yên Mô.

16/01/2014