Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Kinh Tế Tổng Hợp Ở Thanh Thủy

Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Kinh Tế Tổng Hợp Ở Thanh Thủy
Ngày đăng: 25/07/2014

Những năm gần đây, phát triển kinh tế tổng hợp đã mang lại cho bà con nông dân ở Thanh Thủy đời sống ấm no, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ những mô hình làm ăn có hiệu quả.

Với bản chất cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân ở đây đã biết tận dụng thế mạnh về đất đai sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hóa, đem lại sự phồn thịnh cho quê hương.

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Lê Đình Hưởng khu 5, xã Trung Thịnh cho thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.

Xác định phát triển kinh tế tổng hợp và tiến tới kinh tế trang trại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, những năm qua, UBND huyện Thanh Thủy đã có cơ chế khuyến khích đồng bộ. Huyện chỉ đạo các xã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dồn đổi và chuyển diện tích đất hoang hoá, ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Có dịp đến thăm mô hình của gia đình ông Lê Đình Hưởng ở khu 5, xã Trung Thịnh, sự khang trang, bề thế, ngăn nắp và sạch sẽ của gia đình đã làm tôi ngỡ ngàng. Ngôi nhà 2 tầng được xây dựng theo phong cách khá hiện đại, có vườn cây cảnh bao quanh nằm ngay lối vào nhà.

Khu vực chuồng trại nuôi lợn nằm trong vườn cây cách đó không xa nhưng không hề có mùi hôi thối. Được phát triển từ mô hình nhỏ với vài ba chục con lợn thịt năm 2007, sau thời gian đầu tư tích lũy, hiện tại mô hình chăn nuôi của gia đình ông Hưởng có trên 2000 con lợn trong đó có trên 200 con lợn nái. Thời điểm cao nhất, năm 2013 gia đình ông thường xuyên có trên 300 lợn nái, gần 3000 con lợn thịt.

Để đầu tư phát triển mô hình, năm 2011 gia đình đã đầu tư trên 800 triệu đồng xây dựng khu chuồng trại hiện đại, có hệ thống làm mát nhân tạo, sàn nhựa sinh học và hệ thống biogas xử lý chất thải. Theo ông Hưởng, cái khó của gia đình ông hiện nay là nguồn vốn để phát triển chăn nuôi.

Để mở rộng quy mô gia đình ông mong muốn được vay thêm từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng từ các nguồn vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên việc tiếp cận với nguồn vốn này không đơn giản. Đây cũng là cái khó chung của nhiều chủ trang trại ở huyện Thanh Thủy.

Dù phát triển với quy mô lớn, nhưng các mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của các hộ dân trên địa bàn Thanh Thủy vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do đó việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho các trang trại ở Thanh Thủy là rất khó.

Họ chỉ có thể vay vốn từ nguồn của ngân hàng Nông nghiệp nhưng phải có tài sản đảm bảo. Số vốn này quá nhỏ so với nhu cầu phát triển sản xuất của  các hộ dân. Để phát triển sản xuất, các chủ hộ phải huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó có những nguồn vốn lãi suất cao, không ổn định. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất cũng như giá thành sản phẩm.

Một vấn đề nữa được các hộ làm kinh tế tổng hợp của huyện Thanh Thủy đề cập đến là sự bấp bênh của giá cả thị trường. Có những lứa chăn nuôi phải mua giống, thức ăn chăn nuôi với giá cao, đến khi sản phẩm được xuất bán thì giá thành lại hạ thấp do nguồn cung sản phẩm nhiều, nhập lậu từ Trung Quốc tràn sang.

Do đó người chăn nuôi bị thua thiệt rất nhiều, nhiều mô hình không dám đầu tư mở rộng sản xuất, thậm chí có người phải bỏ cuộc. Thực tế này đòi hỏi các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp ngăn chặn.

Cùng với các biện pháp trên, để nâng cao chất lượng sản phẩm của mô hình kinh tế tổng hợp và tiến tới là phát triển kinh tế trang trại, huyện phối hợp với một số cơ quan chuyên môn của tỉnh và chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông tích cực đưa một số giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất kết hợp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Đối với các cây trồng, vật nuôi mới, huyện có chính sách hỗ trợ một phần giá giống. Các hộ chăn nuôi quy mô lớn được vay vốn với lãi suất ưu đãi qua hệ thống ngân hàng, đặc biệt huyện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Như vậy, khó khăn về vốn, giá cả thị trường, hạ tầng giao thông và thương hiệu sản phẩm, các tiêu chí để chứng nhận là trang trại đang là những vấn đề đặt ra cho việc phát triển kinh tế tổng hợp ở Thanh Thủy. Nếu giải được bài toán này chắc chắn trong thời gian tới, kinh tế trang trại ở Thanh Thủy phát triển mạnh.

Phát triển kinh tế tổng hợp ở Thanh Thủy không những là động lực thúc đẩy kinh tế địa phương, giúp nhiều hộ dân giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, mà còn định hướng cho người nông dân từ bỏ sản xuất tự cung, tự cấp, vươn tới sản xuất hàng hóa với quy mô gắn với thị trường, đồng thời tạo nhu cầu thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Nhưng để hỗ trợ, giúp đỡ người nông dân yên tâm phát triển sản xuất lớn theo hướng hiện đại, bền vững và có tính cạnh tranh cao trên thị trường thì rất cần sự vào cuộc của chính quyền, các ngành chức năng với những mục tiêu, giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn trên.


Có thể bạn quan tâm

Nhà vườn bế tắc, chặt bỏ cao su vì rớt giá Nhà vườn bế tắc, chặt bỏ cao su vì rớt giá

Giá mủ cao su xuống thấp nhất trong vòng 4 năm qua khiến người trồng cao su chặt phá loại cây này, chuyển đổi sang cây trồng khác…

11/04/2015
An Giang nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến ruộng lúa An Giang nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến ruộng lúa

Để làm cơ sở khoa học cho việc nhân rộng diện tích ứng dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa, Trạm Bảo vệ thực vật huyện An Phú (An Giang) đã đề xuất các ngành chức năng có liên quan thực hiện đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của bờ trồng hoa đến mật độ sâu hại và thiên địch trên ruộng lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 tại xã Vĩnh Lộc (An Phú).

11/04/2015
Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) Những thay đổi trong nghề trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp)

Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa phổ biến hiện nay kéo theo thay đổi phương thức trồng nấm rơm. Người trồng nấm rơm có sáng kiến đến tận ruộng thu rơm để sản xuất nấm rơm tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất.

11/04/2015
Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi Giá quế tăng cao, người dân phấn khởi

Mùa thu hoạch quế năm nay, đồng bào dân tộc Cor ở hai huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) đang có một niềm vui chung, bởi quế được giá. Ít cây gì ở miền núi lại cho thu nhập cao như cây quế, từ vỏ, cành, thân đến lá đều bán được tiền, giá cao ngất ngưởng.

11/04/2015
Chuyển đổi để Chuyển đổi để "né" hạn

Chỉ tính riêng ở Nam Trung bộ, kết quả chuyển đổi có lợi nhuận tăng từ 1,5 - 3 lần so với trồng lúa, doanh thu hàng trăm triệu đồng/ha.

11/04/2015