3.000 cây Atiso biến mất sau 1 đêm
Anh Nguyễn Văn Dự cho biết: Chiều ngày trước đó, anh vẫn tưới nước cho Atiso đến 18h mới về nhà, sáng 1/7 anh vô vườn sớm thì phát hiện bị trộm nhổ sạch 50 luống Atiso với khoảng hơn 3.000 cây đã trồng được 3 tháng. Thiệt hại khoảng 20 triệu đồng.
Được biết, số Atiso bị mất được trồng tại khu vực Dự án núi Hòn Bồ, phường 12, Tp. Đà Lạt, do Công ty trà Atiso Ngọc Duy quản lý và trồng dược liệu Atiso.
Nhiều nhà nông trồng Atiso tại phường 12 cũng cho biết, thời gian này, rất nhiều nhà trồng Atiso bị trộm “ghé thăm”, nhổ sạch lúc nửa đêm.
“Vì thời điểm hiện tại giống cây Atiso con trở nên khan hiếm nên nhiều nhà bị nhổ trộm cây giống, cây con. Giá cây con hiện khoảng 8.000 đồng/cây nhưng vẫn không có để mua. Nhiều nhà phải cử người vào vườn ở qua đêm để canh vườn” - ông Nguyễn Văn Lâm, một nạn nhân bị trộm hơn 100 cây trước đó chia sẻ thêm.
Được biết, Công ty Ngọc Duy cũng đã báo cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ việc.
Có thể bạn quan tâm
Gần bến cảng Phú Quốc - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) có trại chăn nuôi Dương Âu, thuộc ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc. Vào khoảng năm 2006, ông Dương Âu đem về trại nuôi cá sấu của mình ở ấp Đá Chồng 6 con heo rừng cái và một con đực.
Ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết nông dân vùng rừng tràm U Minh Hạ bao gồm ba huyện hệ sinh thái ngọt là U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình đã trúng đậm vụ cá đồng. Tổng sản lượng cả tỉnh ước đạt 30.000 tấn, tăng 7.000 tấn so với mùa vụ trước.
Đồng hành với việc chăn nuôi phát triển là dịch bệnh xuất hiện. Khoảng 1 thập niên qua, dịch bệnh trong chăn nuôi xuất hiện nhiều hơn, lan rộng và nhanh hơn, như cúm gia cầm, heo tai xanh, lở mồm long móng làm ngành chăn nuôi không ít lần lúng túng, người nuôi lao đao vì thiệt hại nặng nề.
Mặc dù mô hình nuôi ba ba còn khá mới đối với nông dân huyện Mỹ Xuyên, thế nhưng gia đình ông Thái Văn Quận, ở ấp Hòa Lời, xã Ngọc Đông đã tiên phong nuôi thử nghiệm mô hình này và hiệu quả rất cao, ước tính thu hoạch đợt này trên 200 triệu đồng.
Hiện sản phẩm từ sắn (khoai mì) và tinh bột khoai mì của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn thế giới và đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính. Vì thế, nếu có chiến lược đúng đắn, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp này có thể đạt 2 tỉ đô la Mỹ.