Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Kinh Tế Tổng Hợp Ở Thanh Thủy

Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Phát Triển Kinh Tế Tổng Hợp Ở Thanh Thủy
Publish date: Friday. July 25th, 2014

Những năm gần đây, phát triển kinh tế tổng hợp đã mang lại cho bà con nông dân ở Thanh Thủy đời sống ấm no, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ những mô hình làm ăn có hiệu quả.

Với bản chất cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân ở đây đã biết tận dụng thế mạnh về đất đai sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hóa, đem lại sự phồn thịnh cho quê hương.

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Lê Đình Hưởng khu 5, xã Trung Thịnh cho thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.

Xác định phát triển kinh tế tổng hợp và tiến tới kinh tế trang trại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đẩy mạnh chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, những năm qua, UBND huyện Thanh Thủy đã có cơ chế khuyến khích đồng bộ. Huyện chỉ đạo các xã thực hiện quy hoạch lại đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dồn đổi và chuyển diện tích đất hoang hoá, ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Có dịp đến thăm mô hình của gia đình ông Lê Đình Hưởng ở khu 5, xã Trung Thịnh, sự khang trang, bề thế, ngăn nắp và sạch sẽ của gia đình đã làm tôi ngỡ ngàng. Ngôi nhà 2 tầng được xây dựng theo phong cách khá hiện đại, có vườn cây cảnh bao quanh nằm ngay lối vào nhà.

Khu vực chuồng trại nuôi lợn nằm trong vườn cây cách đó không xa nhưng không hề có mùi hôi thối. Được phát triển từ mô hình nhỏ với vài ba chục con lợn thịt năm 2007, sau thời gian đầu tư tích lũy, hiện tại mô hình chăn nuôi của gia đình ông Hưởng có trên 2000 con lợn trong đó có trên 200 con lợn nái. Thời điểm cao nhất, năm 2013 gia đình ông thường xuyên có trên 300 lợn nái, gần 3000 con lợn thịt.

Để đầu tư phát triển mô hình, năm 2011 gia đình đã đầu tư trên 800 triệu đồng xây dựng khu chuồng trại hiện đại, có hệ thống làm mát nhân tạo, sàn nhựa sinh học và hệ thống biogas xử lý chất thải. Theo ông Hưởng, cái khó của gia đình ông hiện nay là nguồn vốn để phát triển chăn nuôi.

Để mở rộng quy mô gia đình ông mong muốn được vay thêm từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng từ các nguồn vốn vay ưu đãi. Tuy nhiên việc tiếp cận với nguồn vốn này không đơn giản. Đây cũng là cái khó chung của nhiều chủ trang trại ở huyện Thanh Thủy.

Dù phát triển với quy mô lớn, nhưng các mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của các hộ dân trên địa bàn Thanh Thủy vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận trang trại theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do đó việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho các trang trại ở Thanh Thủy là rất khó.

Họ chỉ có thể vay vốn từ nguồn của ngân hàng Nông nghiệp nhưng phải có tài sản đảm bảo. Số vốn này quá nhỏ so với nhu cầu phát triển sản xuất của  các hộ dân. Để phát triển sản xuất, các chủ hộ phải huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó có những nguồn vốn lãi suất cao, không ổn định. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất cũng như giá thành sản phẩm.

Một vấn đề nữa được các hộ làm kinh tế tổng hợp của huyện Thanh Thủy đề cập đến là sự bấp bênh của giá cả thị trường. Có những lứa chăn nuôi phải mua giống, thức ăn chăn nuôi với giá cao, đến khi sản phẩm được xuất bán thì giá thành lại hạ thấp do nguồn cung sản phẩm nhiều, nhập lậu từ Trung Quốc tràn sang.

Do đó người chăn nuôi bị thua thiệt rất nhiều, nhiều mô hình không dám đầu tư mở rộng sản xuất, thậm chí có người phải bỏ cuộc. Thực tế này đòi hỏi các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp ngăn chặn.

Cùng với các biện pháp trên, để nâng cao chất lượng sản phẩm của mô hình kinh tế tổng hợp và tiến tới là phát triển kinh tế trang trại, huyện phối hợp với một số cơ quan chuyên môn của tỉnh và chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông tích cực đưa một số giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất kết hợp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Đối với các cây trồng, vật nuôi mới, huyện có chính sách hỗ trợ một phần giá giống. Các hộ chăn nuôi quy mô lớn được vay vốn với lãi suất ưu đãi qua hệ thống ngân hàng, đặc biệt huyện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Như vậy, khó khăn về vốn, giá cả thị trường, hạ tầng giao thông và thương hiệu sản phẩm, các tiêu chí để chứng nhận là trang trại đang là những vấn đề đặt ra cho việc phát triển kinh tế tổng hợp ở Thanh Thủy. Nếu giải được bài toán này chắc chắn trong thời gian tới, kinh tế trang trại ở Thanh Thủy phát triển mạnh.

Phát triển kinh tế tổng hợp ở Thanh Thủy không những là động lực thúc đẩy kinh tế địa phương, giúp nhiều hộ dân giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, mà còn định hướng cho người nông dân từ bỏ sản xuất tự cung, tự cấp, vươn tới sản xuất hàng hóa với quy mô gắn với thị trường, đồng thời tạo nhu cầu thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

Nhưng để hỗ trợ, giúp đỡ người nông dân yên tâm phát triển sản xuất lớn theo hướng hiện đại, bền vững và có tính cạnh tranh cao trên thị trường thì rất cần sự vào cuộc của chính quyền, các ngành chức năng với những mục tiêu, giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn trên.


Related news

Nhiều Nghề Khai Thác Thủy, Hải Sản Được Mùa Trong Tháng 7 Nhiều Nghề Khai Thác Thủy, Hải Sản Được Mùa Trong Tháng 7

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7-2014 sản lượng khai thác thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7.494 tấn, bằng 106,8% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch. Riêng hoạt động khai thác trên biển đạt 7.198 tấn, bằng 106,5% so với cùng kỳ và bằng 8,9% so với kế hoạch.

Saturday. August 16th, 2014
Tập Trung Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Vụ Mùa Năm 2014 Tập Trung Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Vụ Mùa Năm 2014

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện nay trên địa bàn tỉnh sâu cuốn lá lứa 6 đang phát sinh và gây hại, sâu non tuổi 1 gây hại từ ngày 8 đến 13-8-2014, đợt 2 tập trung từ ngày 15 đến 18-8-2014 trên các trà lúa mùa sớm, chính vụ và rải rác cho tới 25-8-2014 trên trà lúa cấy muộn, khả năng trong những ngày tới, nếu không có biện pháp phòng trừ tích cực, quyết liệt thì sẽ xuất hiện đợt dịch sâu cuốn lá nhỏ trên diện rộng, ở nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là các huyện ven biển, thiệt hại do sâu gây ra sẽ là rất lớn, đặc biệt là trên diện tích trà lúa mùa muộn.

Saturday. August 16th, 2014
Thực Hiện Nhiều Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tận Gốc Thực Hiện Nhiều Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tận Gốc

Nhằm bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) tận gốc, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Thanh Kỳ (trên địa bàn xã Thanh Tân, huyện Như Thanh) đã giao khoán 5.482 ha rừng cho 651 hộ dân bảo vệ, chăm sóc và sản xuất theo mô hình trang trại tổng hợp, nông - lâm kết hợp chăn nuôi.

Saturday. August 16th, 2014
Ngư Dân Được Vay Vốn Đóng Tàu Lãi Suất 1 - 3%/ Năm Từ 25.8 Ngư Dân Được Vay Vốn Đóng Tàu Lãi Suất 1 - 3%/ Năm Từ 25.8

Riêng năm đầu tiên ngư dân được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, phương thức và thủ tục cho vay thuận tiện, phù hợp. Đặc biệt, ngư dân chỉ phải trả lãi suất từ 1 - 3%/năm tùy thuộc vào chất liệu của vỏ tàu và tổng công suất máy chính đối với tàu đóng mới, nâng cấp.

Saturday. August 16th, 2014
Hợp Tác Xã Thủy Sản Rạng Đông Công Khai Minh Bạch, Tập Hợp Sức Mạnh Xã Viên Hợp Tác Xã Thủy Sản Rạng Đông Công Khai Minh Bạch, Tập Hợp Sức Mạnh Xã Viên

Thời gian gần đây, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, Bến Tre) quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu có hiệu quả. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi thì việc công khai minh bạch, phát huy dân chủ cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công chung của HTX.

Saturday. August 16th, 2014