Những Tố Chất Của Phân Bón Giúp Làm Nên Mùa Vàng
Các thành tố P205, Ca, S và các nguyên tố trung vi lượng trong phân supe lân rất cần thiết dùng để bón giúp cho cây trồng đạt được năng suất cao nhất.
Theo đánh giá của TS Bùi Huy Hiền - TBT tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ NNPTNT, PGS - TS Nguyễn Như Hà - Chủ nhiệm bộ môn Nông hóa Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội và TS Cao Kỳ Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng - Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, thì đất của nước ta phân thành 11 nhóm chính. Ngoại trừ đất feralit (trên đá vôi hoặc đá bazan), đất phù sa ở 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long hàm lượng lân tương đối khá, còn lại hầu hết nhóm đất của Việt Nam đều nghèo lân. Chính vì vậy các thành tố P205, Ca, S và các nguyên tố trung vi lượng trong phân supe lân rất cần thiết dùng để bón giúp cho cây trồng đạt được năng suất cao nhất.
Phân bón supe lân sản xuất tại Công ty CP Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là loại phân bón đặc biệt thông dụng được sử dụng rộng rãi trên đồng ruộng Việt Nam. Thành tố P205, Ca, S và các nguyên tố trung vi lượng trong phân supe lân kết hợp với phân chuồng khi hòa tan trong đất giúp cây trồng từ khi cây còn nhỏ, bộ rễ chưa phát triển có thể hấp thụ ngay. Đó là nguyên lý làm nên những “mùa vàng” bội thu.
Qua nghiên cứu cho thấy, supe lân phù hợp với tất cả các loại đất (chua, trung tính, kiềm, nhiễm mặn), nhưng hiệu quả nhất là trên đất chua hoặc ít chua. Với loại đất này có thể bón lót, thúc hoặc bón vào đất để cây hấp thụ khi supe lân hòa tan trong đất. Đặc biệt, lượng canxi có trong thành phần của supe lân sẽ cung cấp dinh dưỡng canxi cho cây.
Theo một kết quả nghiên cứu khác, lân trong đất của nước ta chủ yếu ở dạng phốt phát sắt 3, dạng này cây lúa nước có thể sử dụng được do quá trình khử sắt, giải phóng lân, nhưng sẽ khó khăn đối với các loại cây trồng cạn. Do vậy, giai đoạn cây con nên bón lót bằng phân lân để cung cấp dưỡng chất cho cây.
Theo các nhà khoa học, do có 23% CaO nên làm giảm nhiều khả năng gây chua đất của supe lân. Sản phẩm này chứa lân ở dạng anion hóa trị 1 nên không bị rửa trôi như đạm và kali nên cây trồng có thể huy động lân từ dạng cố định trong những điều kiện nhất định. Supe lân Lâm Thao là loại phân bón đặc biệt thích hợp với tất cả các loại đất, với các loại cây trồng. Không chỉ ở Việt Nam, từ nhiều năm nay sản phẩm supe lân luôn được Nhật Bản, Hàn Quốc... nhập khẩu sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài việc tiếp tục trồng cây ca cao xen canh với vườn dừa, vườn điều, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) cũng xem xét chuyển đổi một số diện tích cà phê già cỗi ở các tỉnh Tây Nguyên sang cây ca cao.
Xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có diện tích vườn cây ăn trái 480ha, trong đó cây nhãn hơn 90ha. Diện tích nhãn này trước đây đều bị bệnh chổi rồng thiệt hại năng suất từ 30-100%. Nhờ ứng dụng hiệu quả kỹ thuật phòng chống bệnh nên năm nay phần lớn vườn nhãn ở xã đều khỏi bệnh từ 80-95%.
Mấy ngày qua, rất nhiều người hiếu kỳ đã tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Cau (57 tuổi, trú tổ 14, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) để chiêm ngưỡng củ khoai lang tím “khổng lồ” và có hình thù kỳ lạ (ảnh), nặng gần 3kg và có hình giống với trái dừa xiêm.
Những năm gần đây, người nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông luôn thắc thỏm lo âu trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông. Ông Nguyễn Văn Thấy (73 tuổi), ngụ tổ 3, ấp Voi, xã An Thạnh, huyện Bến Cầu (khu vực hạ du cầu Gò Dầu) là một trong những người nuôi cá bè lâu năm ở đây. Ông Thấy quê ở An Giang, lên Tây Ninh mưu sinh từ 20 năm trước. Lúc mới về đây, gia đình ông hoàn toàn trắng tay, chỉ có chiếc ghe nhỏ cũ vừa là “nhà”, vừa là phương tiện đánh bắt cá kiếm sống.
Cơn lũ bất ngờ đêm 16-11 làm nhiều người dân không kịp trở tay. Chỉ trong phút chốc, nhiều hộ dân ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - nơi bị thiệt hại nặng nề của trận lũ - phải chịu cảnh trắng tay vì lũ…