Biết Trồng Tiêu, Thoải Mái Chi Tiêu!

Từ một người lính Cụ Hồ, anh Nguyễn Văn Chiến, sinh năm 1969, quê ở xã Gia Đông (Thuận Thành, Bắc Ninh) đã đến Tây Nguyên lập nghiệp và đã trở thành triệu phú nhờ trồng cây tiêu.
Trải qua đủ “công, nông, binh”
Năm 1991, anh rời quân ngũ trở về quê Bắc Ninh lập gia đình. Sau nhiều năm bươn chải làm ăn ở quê nhà, nền kinh tế gia đình vẫn không khá lên được, cái nghèo cứ bám lấy đôi vợ chồng trẻ không dứt ra được. Trước sự bế tắc của cuộc sống, tình cờ anh nghe được thông tin từ báo, đài nói về chuyện làm giàu trên đất đỏ bazan ở Tây Nguyên, năm 1998, anh dắt díu vợ con lên vùng đất lạ lập nghiệp, nay là thôn Tam Thủy, xã Ia Rvê, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Thuở ấy, đất ở Tây Nguyên còn rẻ, chỉ trên 5 triệu đồng là có được 1ha đất để canh tác. Anh mua 1,2ha đất, vừa trồng hoa màu, vừa học hỏi cách để trồng cà phê, lại phải vừa làm công nhân của công ty cao su huyện Chư Sê. Cái khổ của đôi vợ chồng trẻ và 2 đứa con thơ khó mà nói hết bằng lời, cứ 3 giờ sáng, anh chị lại từ giã các con thơ đang còn yên giấc nồng, đèo nhau trên chiếc xe đạp cà tàng, vượt gần 20 km đường lầy lội, trơn trược để đến khu vực cạo mủ cao su, 9 giờ sáng họ lại trở về nhà và bắt đầu với “cuộc chiến” thoát nghèo của mình, đôi lúc bát cơm của họ chan đầy nước mưa.
Đến nay, anh Chiến đã có 2.200 trụ tiêu, 2ha cà phê đang ở tuổi kinh doanh. Năm 2011, anh thu được 11 tấn cà phê nhân, 5 tấn tiêu; trừ chi phí mỗi năm có thu gần 1 tỷ đồng.
Cuộc sống của gia đình anh cứ thế trôi đi, mãi đến năm 2003, anh mua thêm được 2ha đất. Cũng năm ấy, vợ chồng anh từ giã nghề làm công nhân cao su về làm nông dân và tham gia vào hội viên Hội Nông dân huyện Chư Prông. Anh Chiến được vay tín chấp từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3 triệu đồng, cộng thêm tiền tích góp bấy lâu, anh gầy dựng được 200 trụ tiêu.
Tưởng đâu cuộc sống cứ thế mà khá lên, nào ngờ thời điểm đó giá các mặt hàng nông sản như cà phê, tiêu... rớt xuống mức thê thảm. Anh thì đang còn “chân ướt, chân ráo” với cây công nghiệp, trồng tiêu thì tiêu tự tìm đất mà xuống, trồng cà phê thì cà phê không chịu cho ra trái. Đứng trước vô vàn khó khăn, vợ anh đã nhiều lần khuyên anh nên bỏ mộng làm giàu ở Tây Nguyên, trở về quê hương với số phận đã được an bài. Nhưng anh không chịu khuất phục trước số phận.
Kiến thức làm nên tỷ phú
Là hội viên Hội Nông dân, anh được các cấp hội tạo điều kiện cho đi tham quan học hỏi các mô hình làm ăm kinh tế đạt hiệu quả, đi tham dự các lớp tập huấn, hội thảo… Nắm được kiến thức, anh như được tiếp thêm sức mạnh, nên bắt đầu cải tạo, đầu tư lại vườn cà phê và tiêu của mình.
Anh Chiến tâm sự: “Trước kia, mình thấy người ta trồng cà phê, tiêu thì mình cũng trồng mà không đạt hiệu quả. Từ khi tôi được tham dự các lớp tập huấn, đặc biệt là các buổi hội thảo do Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức, thấy rất hiệu quả đối với bà con nông dân chúng tôi. Vườn cà phê 2 ha của tôi mỗi năm đạt 11 tấn nhân là nhờ sử dụng phân bón đúng cách và khoa học của công ty này”.
Năm 2005, anh dựng được 1.000 trụ tiêu, cứ thế mỗi năm tích góp được bao nhiêu là anh củng cố thêm cho trang trại mình. Đến bây giờ anh đã có trong tay 2.200 trụ tiêu, 2ha cà phê đang ở tuổi kinh doanh. Năm 2011, anh thu được 11 tấn cà phê nhân, 5 tấn tiêu; trừ chi phí mỗi năm thu gần 1 tỷ đồng. Dự kiến năm 2013 trở đi, vườn tiêu sẽ cho năng suất từ 7 tấn trở lên/năm, thu nhập bình quân đạt trên 1 tỷ đồng/năm từ cà phê, tiêu và cửa hàng bách hóa lớn mới mở ở xã.
Có thể bạn quan tâm

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.

Trước thực trạng dịch bệnh hoành hành trên những vườn tiêu Tiên Phước và sự khan hiếm nguồn giống gốc sạch bệnh, thời gian qua, đã có nhiều đề tài, mô hình, dự án nghiên cứu nhằm phục hồi và phát triển loài cây bản địa này. Giai đoạn 2012 - 2013, Trạm Bảo vệ thực vật huyện cũng đã tiến hành một số mô hình liên quan tới phục hồi và phát triển giống tiêu bản địa.

Ngày 21.12.2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định Số 35/2012/QĐ-UBND quy định thực hiện “Cơ chế hỗ trợ khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2012 - 2015” (gọi tắt là Cơ chế 35). Sau 2 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Cam Tuyền là một xã thuộc vùng núi của huyện Cam Lộ (Quảng Trị), đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, trong đó lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng, là hướng chủ đạo trong việc phát triển kinh tế của người dân trong xã. Toàn xã có diện tích đất tự nhiên là trên 10.387 ha, trong đó đất lâm nghiệp chiếm trên 8.000 ha, còn lại là diện tích đất trồng cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.